Monday, June 29, 2009
Strategic Technical Direstorate / Nha Kỹ Thuật
This is a draft article, under development and not meant to be cited but you can help to improve it. These unapproved articles are subject to a disclaimer.
Contents
1 Observation Unit/Group
2 Northern Service
3 Liaison and Technical Services
4 MACV-SOG counterparts
4.1 EARTH ANGEL
4.2 PIKE HILL and CEDAR WALK
5 Vietnamization
5.1 Lam Son 719
5.2 STD enlargement
The Nha Ky Thuat (Vietnamese) or Strategic Technical Directorate (STD) was the covert action and special reconnaissance organization of the Republic of Vietnam. It paralleled the U.S. MACV-SOG covert operations group, [1] although U.S. questions about STD security limited the level of joint operations and planning. [2]After MACV-SOG left Vietnam under the Vietnamization program, various STD units continued to operate until the 1975 fall of South Vietnam.
Its lineage goes back to the Lien doi Quan Sat soi 1 (1st Observation Unit), formed in 1957 and, trained by the Central Intelligence Agency and United States Army Special Forces for special reconnaissance and unconventional warfare.
Observation Unit/Group
While it was under the Presidential Liaison Office, it was originally based in Nha Trang, and perhaps was comparable to the paramilitary side of the Central Intelligence Agency. It was commanded by a loyalist to President Ngo Dinh Diem, then-LTC Le Quang Tung. [3]
In various reorganizations, Tung's unit became the Lac Luong Dac Biet, or Vietnamese Special Forces, which variously served in special operations, as a Presidential guard and paramilitary unit, and counterpart to United States Army Special Forces in training irregulars, the Civilian Irregular Defense Group. Tung was shot after the 1963 overthrow of Diem, and the LLDB came under military control. Eventually, the LLDB was dissolved, but its personnel became the basis for the the STD.
Northern Service
Separate from Tung's unit, also by order from Diem, another unit was created in 1959, through a Presidential Order from President Diem, set up and commanded Northern Service, also called Bureau 45B (So Bac, Phong 45B). This was a Vietnamese-CIA operation separate from MACV-SOG. [4]
Liaison and Technical Services
While part of the LLDB proper was refocused, after the 1963 coup, into being a counterpart organization for the U.S. Army Special Forces training forces for Civilian Irregular Defense Group camps, part of its personnel went to a different military organization, the Liaison Service. This Service, created earlier, was composed of selected ARVN regulars, commanded by a colonel, and had three operatiomal units. In 1962, since its name had been compromised, the So Khai Thac Dia Hinh or Studies and Exploitation Service.
An additional unit, the So Ky Thuat or Technical Service was created, for agent operations into North Vietnam, missions that would run longer than those proposed for the Liaison Service. The level of effectiveness is not known; MACV-SOG had all its long-term agent programs in the north neutralized by security there.
MACV-SOG counterparts
While the degree of actual joint operation between the STD and MACV-SOG is not fully known, an organization called the Liaison Service corresponded to the Ground Studies Branch, with three colocated operational bases were:
Task Force 1 (Da Nang), matched to MACV-SOG Command and Control North (CCN).
Task Force 2 (Kontum), paired with Command and Control Central and operating in the triangle among Cambodia, Laos, and South Vietnam.
Task Force 3 (Ban Me Thuot), working with Command and Control South against southern VC strongholds and operations into Cambodia.
Each Task Force had a a Headquarters and Security Company, a Reconnaissance Company of ten teams, and two Mobile Launch Sites with reaction forces.
EARTH ANGEL
Communist soldiers who voluntarily came to the southern side were called "ralliers", or Hoi Chanh (Vietnamese for "open arms").[5] Some were sent back into the Ho Chi Minh trail area as part of a program, run jointly by MACV-SOG, the CIA, and Vietnamese So Cong Tac (Special Mission Service) Earth Angel.[6] Friedman quotes Major “Wick” Zimmer, the MACV-SOG commander of the Earth Angel personnel:
The Earth Angel agent was a product of northern society. They would hold self-criticism sessions at night, just like they had done in the North Vietnamese Army. They never balked at a mission, never gave any disciplinary problems. They were extremely motivated, almost without parallel.
PIKE HILL and CEDAR WALK
PIKE HILL operations were conceptually similar to EARTH ANGEL, but used South Vietnamese citizens of Cambodian heritage, rather than ralliers, for intelligence collection. CEDAR WALK used similar personnel to carry out limited combat operations. [7]
Vietnamization
With the withdrawal of U.S. Army Special Forces under the Vietnamization policy, CIDG and LLDB functions were at an end. Parts of the LLDB became a new 81st Ranger Group, as well as the Studies and Exploration Service/Liaison Service.
At the same time 81 Airborne Ranger Battalion was expanded into 81 Airborne Ranger Group consisting of one Headquarters Company, one Recon Company and seven Exploitation Companies. The Group was put under the direct control of the JGS as a general reserve force.
Lam Son 719
South Vietnamese special operators had conducted reconnaissance before the ill-fated Operation LAM SON 719, an independent ARVN operation into Cambodia.
STD enlargement
As American forces left, the STD was enlarged and put under Col. Doan Van Nu, an ARVN paratrooper, and former military attache to Taiwan. The STD now reported directly to the President and to the Chief of the Joint General Staff.
It also was responsible for continuing psychological operations with the radio stations, 'Vietnam Motherland', 'Voice of Liberty', and 'Patriotic Front of the Sacred Sword' clandestine radio stations.
Group 68 ran airborne trained rallier and agent units, including Earth Angels (NVA ralliers) and Pike Hill teams (Cambodian disguised as Khmer Communists). Since Vietnamization did not block U.S. air suport, Pike Hill units could call in B-52 strikes, with 48 sorties in one day in November 1972.
Tuesday, June 23, 2009
VNCH và Đài Loan Trong Chiến-tranh Ngoại Lệ.
Một trong những công-tác bí-mật của SOG bao gồm những hoạt-động chung với Trung-hoa quốc-gia. Sự phối-hợp này nằm trong ước mơ của Tưởng-giới-Thạch là lấy lại lục-địa Trung-hoa bị mất vào tay Mao-trạch-Ðông năm 1949 và trở thành Cộng-hoà nhân-dân Trung-hoa. Ngay từ lúc khởi đầu, người Mỹ đã làm Tưởng thống-chế tràn chề hi-vọng. Chẳng hạn Hoa-thịnh-Ðốn giúp đỡ trang-bị cho các du-kích quân của các đảng phái quốc-gia ẩn-náu trong vùng rừng núi Miến-điện chống lại chính-quyền Hoa-lục. Bắt đầu từ năm 1951 và tới hai năm sau đó, mặt trận này đã mở được khoảng 7 trận đột-kích lẻ tẻ vào mạn sườn biên-giới phía Nam của Trung-cộng và tất cả đều không thành-công.
Sau khi chiến-dịch Miến-điện bị thất-bại, hậu bán thập-niên 50, Tưởng củng-cố lại lực-lượng quân-đội. Âm thầm, CIA yểm-trợ những chuyến xâm nhập của các toán biệt-hải thuộc Trung-hoa dân-quốc. Cho tới năm 1957 cường lực này được gia tăng bằng những cuộc đột-kích chớp nhoáng vào lục-địa bởi những toán biệt-kích. Một cuộc tấn-công dữ-dộI nhất vào ngày 2/10 gồm 28 BKQ đột-kích cửa sông Pehling ; họ rút lui sau khi bị chống trả bằng pháo-binh và đại-liên của lực-lượng dân quân phòng-vệ.
Những cuộc đột-kích dọc miền duyên-hải lục-địa chỉ làm Trung-cộng hơi bực bội. Tưởng-giới-
Thạch quyết-định thọc sâu vào nội-địa. Những cuộc hành-quân này phải nghĩ tới việc thả dù những toán biệt-kích. Thi-hành dự-án này, vào tháng 9/1957 Tưởng thân-hành trình-bầy cho đại-sứ Hoa-kỳ ở Ðài-bắc kế-hoạch thành-lập một đơn-vị đặc-biệt xâm nhập vào lục-địa và khích-động dân chúng nổi lên lật đổ chế-độ CS. Phấn-khởi với đề-nghị này, tháng Hai sau đó Hoa-thịnh-Ðốn ra lịnh cho nhóm cố-vấn quân-sự tại Ðài-loan giúp đỡ Tưởng thành-lập một binh-đội lực-lượng đặc-biệt với quân số là 3.000 người.
Không thoả-mãn với chỉ một đội binh 3.000, Tưởng lập thêm 2 binh-đội LLÐB trong liền 2 năm sau đó. Và ông bắt đàu thả họ vào sâu trong lục-địa. Trong một điệp-vụ cuối tháng Tư năm 1960, CIA thả một toán năm người vào tỉnh Anhui. Theo như dự-tính dựa theo tin tình-báo của Ðài-loan toán sẽ đựợc tiếp đón bởi khoảng 500 người dân lục-địa có cảm-tình với Tưởng. Thực-tế, toán nhẩy ngay xuống một công-trường xây cất đập nước và bị rượt đuổi ngay tức-khắc. Liên-lạc vô-tuyến với Ðài-loan, họ xin tiếp-tế. Nhưng lúc này tình-hình chính-trị toàn cầu đang rất phức-tạp. Một chiếc U2 của CIA vừa mới bị bắn rơi bên liên-bang Sôviết, làm cho chính-quyền Eisenhower
tạm thời chấm dứt những phi-vụ do-thám trên không-phận các nước thuộc khối CS. Tuyệt-vọng, viên trưởng toán trách than, rồi nổi giận trên tầng số vô-tuyến với viên chức CIA liên-hệ trước khi sa vào tay quân địch.
Những thất-bại này không làm cho Tưởng quan-ngại. Vào mùa hè năm 1961 ông có 4 binh-độI LLÐB với tổng số 12.000 biệt-kích nhẩy dù, một tập-hợp binh chủng đặc-biệt lớn nhất trong các quốc-gia Á-châu. Thêm vào đó, ông lập nên : Phong-trào Quốc-gia chống Cộng cứu quốc với 5.500 tay súng gồm toàn những người di-cư từ lục-địa, đội quân này sẽ dùng làm lực-lượng chính để tấn-công và lật đổ chính-quyền CS Hoa-lục.
Cho dù được tăng số lượng, trận chiến bí-mật của Trung-hoa dân-quốc gặt hái kết-quả rất khiêm-nhường qua những năm đầu của thập-niên 1960. Thường thường, các toán bị bắt ngay sau khi nhẩy dù xuống tới đất. Nhiều lần hệ-thống phòng-không năng-động của Trung-cộng đã bắn rớt máy bay xâm nhập trước khi đến được địa-điểm thả toán : ít nhất 5 máy bay RB-69, loại máy bay nòng cốt dùng để thả toán bị bắn rơi trong năm 1964.
Không-phận Trung-cộng càng ngày càng trở nên nguy-hiểm. Biệt-kích quân của Tưởng quay qua miền biển. Cuộc hành-quân lớn nhất của họ vào mùa hè 1963 khi 26 BKQ của Phong-trào Quốc-gia chống Cộng cứu quốc xử-dụng 2 tầu đổ bộ tiến vào hải-phận Bắc-Việt. Ngáy 23/7 hai tầu này vào tới Bạch-long-vĩ, một đảo nhỏ không dân cư nằm giữa Hải-phòng và đảo Hải-nam. Năm ngày sau, họ đi thẳng lên hướng Bắc, dừng lại ở ven biển Quảng-ninh, từ đó các BKQ chuyển lên các ghe đổ bộ và tiến vào bờ. Họ dự-định xâm nhập dọc theo biên-giới Bắc Việt-nam
và Trung-cộng rồi đi sâu vào nội-địa và thiết-lập một nhóm du-kích chống cộng.
Các BKQ chỉ vừa đặt chân lên bãi cát là bị lực-lượng biên-phòng của Bắc-Việt bao vây. Trong cuộc chạm súng, 7 tử trận, 2 tự sát và 17 BKQ bị bắt làm tù-binh.
Ðài-loan không biết là 2 tuần trước đó, Nam Việt-nam đã cho xâm nhập toán biệt-hải tên Dragon cũng vào nơi đó của tỉnh Quảng-ninh, do đó nơi này đang bị canh chừng nghiêm-ngặt và toán BKQ của Trung-hoa quốc-gia đã rơi ngay vào mũi súng chờ sẵn của địch-quân.
Cuộc hành-quân này có vẻ như là thiếu sự hợp-tác chặt chẽ giữa Ðài-bắc và Sàigòn, nhưng thật ra không phải vậy. Thật sự, liên-lạc quân-sự giữa hai quốc-gia đã có từ tháng 5/1960, khi Tưởng gởi 3 sĩ-quan liên-lạc tới Sàigòn để liên-hệ công-tác xâm nhập. Ba tháng sau đó, một toán người nhái của Nam Việt-nam đã qua Ðài-loan để được xuyên-huấn. Tháng Hai sau đó, Ngô-đình-Cẩn người em đầy quyền-lực của TT Diệm thăm viếng Trung-hoa quốc-gia và đề-nghị Ðài-loan gởi huấn-luyện-viên người nhái qua Nam Việt-nam. Trong khi chuyện gởi huấn-luyện-viên qua Nam Việt-nam không bao giờ trở thành hiện-thực, thì cuối năm đó một toán LLÐB Ðài-loan được gởi sang hoạt-động ở vùng châu-thổ sông Cửu-long.
Khi hoạt-động ở vùng châu-thổ, toán biệt-kích Ðài-loan làm việc với cha Nguyễn-lạc-Hoá, một linh-mục Thiên-chúa giáo chống cộng. Cha Hoá đã từng là trung-tá trong quân-đội Trung-hoa của Tưởng khi còn trong lục-địa. Sau khi Tưởng chạy ra Ðài-loan, cha Hoá chạy xuống phương Nam, miền Ðông-dương thuộc Pháp. Ông tìm được nơi trú-ẩn an-toàn dưới chế-độ nhân-ái, trọng Thiên-chúa giáo của giới lãnh-đạo ở Nam Việt-nam. Xuống tỉnh An-Xuyên, miền cực Nam của vùng châu-thổ sông Cửu-long, cha Hoá đoàn-ngũ hoá con chiên thành lực-lượng tự-vệ. Với sự trợ giúp của toán LLÐB Ðài-loan, chẳng bao lâu họ quét sạch du-kích Việt-cộng ra khỏi địa-phương.
Trong khi cha Hoá đặt trọng-tâm vào An-Xuyên, ông vẫn luôn luôn cổ-võ cho vấn-đề xâm nhập, khuấy-rối miền Bắc Việt-nam. Cho tới lúc cuối ông vẫn duy-trì liên-hệ chặt chẽ với Ð/tá Tung và Ð/úy Linh của Sở liên-lạc phủ tổng-thống, ông giới-thiệu với họ những người có thể huấn-luyện để trở thành điệp-viên, tuyển-lựa trong đám con chiên thuộc cộng-đồng công-giáo di-cư của ông. Qua tay cha Hoá, CIA thâu nhận một viên Ð/úy đứng tuổi của quân-lực Nam Việt-nam tên là Lương-Hàng, gốc người Nùng làm sĩ-quan điệp-vụ.
Chính-quyền ông Diệm đổ vaò tháng 11/1963. Cha Hoá cũng bị lu mờ từ đó. Liên-lạc giữa Sàigòn và Ðài-bắc vẫn tiến-triển. Máy bay C-123 với phi-hành đoàn Ðài-loan đã thả hàng loạt toán xâm nhập vào miền Bắc Việt-nam. Từ những hợp-tác này, Tướng Nguyễn-văn-Thiệu của quân-lực Nam Việt-nam qua Ðài-loan tháng 6/1964 để bàn-bạc thêm về hợp-tác quân-sự. Vài tháng sau, khoảng tháng 10 MACV và Nam Việt-nam đồng-ý cho thiết-lập một phái-bộ Trung-hoa dân-quốc gồm 15 người, cố vấn cho Nam Việt-nam về chiến-tranh tâm-lý và chính-trị.
Sàigòn cần nhiều sự giúp đỡ hơn là chỉ một nhóm nhỏ cố-vấn. Tháng 8/1965, Thủ-tướng Nguyễn-cao-Kỳ đi Ðài-loan và trở về với nhiều cam-kết được giúp đỡ về kỹ-thuật và vật-liệu. Thêm vào đó Trung-hoa dân-quốc còn gián-tiếp đề-nghị là họ sẵn-sàng đáp-ứng cho thêm nếu cần, các trợ giúp khác. Lời hứa-hẹn lửng-lơ này trở thành rõ ràng khi cuối tháng đó Tr/tá Ngô-thế-Linh lúc đó là chỉ-huy trưởng của nhóm biệt-hải qua Ðài-loan bàn về vấn-đề gởi điệp-viên từ miền Nam xâm nhập vào Bắc-Việt và Tầu-cộng. Miền Nam cung-cấp điệp-viên và gởi sang huấn-luyện tại Ðài-loan. Ðài-bắc cũng hứa sẽ cung-cấp giấy tờ giả-mạo và tầu siêu-tốc để gởi điệp-viên xâm nhập duyên-hải miền Bắc. Một số khác sẽ xâm nhập từ Cao-miên và Lào bằng phương-tiện máy bay thương-mại.
Ngay khi những lời hứa-hẹn này được tuyên-bố, kế-hoạch dự-định đã được phái quốc-gia cực-đoan ở Ðài-loan ủng-hộ. Ðến tháng 9, không chờ ý-kiến từ Nam Việt-nam, 4 điệp-viên thẩm-thấu vào Hoa-lục bằng cách du-hành hợp-pháp qua ngã Nam-vang và Vạn-tượng. Cho mãi đến đầu năm sau đó, sự hợp-tác bí-mật với Ðài-loan mới được khơi lại và lần này, SOG đóng vai chính-yếu.
SOG ve-vãn với Ðài-loan là một điều dễ hiểu, vì mối giao-hảo giữa Bắc Việt-nam và Tầu-cộng lúc đó. Trong thập-niên 60, hai quốc-gia này bài-xích lẫn nhau một cách tệ-hại, dẫn đến chỉ trích lẫn nhau một cách hạ-cấp. Chót cùng của màn võ mồm này là Việt-cộng nhìn Trung-cộng với con mắt nghi-ngờ. Hiềm-khích càng tăng lên khi liên-bang Sôviết đột-ngột tăng viện-trợ quân-sự cho Hà-nộI trong năm 1965 làm cho Bắc-kinh càng lên ruột hơn. Trong khi Bắc-kinh ngoài mặt cố gắng giữ sự đoàn-kết với Bắc Việt-nam, nhiều nhà quan-sát ngoại-giao đoan chắc rằng, bề trong mâu-thuẫn giữa hai quốc-gia rất là căng-thẳng.
Tình-trạng căng-thẳng này giúp cho Hoa-thịnh-Ðốn và Ðài-bắc cơ-hội thuận-tiện để thiết-lập một cuộc chiến-tranh ngoại lệ. Tháng 5/1965 bộ-trưởng quốc-phòng Ðài-loan, Tưởng-kinh-Quốc con của Tưởng-thống-chế đề-nghị thả biệt-kích xuống Tây-nam Trung-hoa lục-địa để phá đường tiếp-liệu của Hà-nội, 4 tháng sau Hoa-thịnh-Ðốn rỉ tai Ðài-bắc cho thả dù điệp-viên Trung-hoa quốc-gia xuống gần biên-giới Bắc Việt-nam để nghe lén mạng lưới truyền-tin của Bắc-kinh. Quả là một hành-động cương-quyết, chính-sách Hoa-kỳ đã thay đổi. Từ năm 1956, Hoa-thịnh-Ðốn đã nhiều lần tự-chế, né tránh những cuộc chạm trán với lục-địa nhưng 9 năm sau họ đã khởi-động, khuyến-khích đám quốc-gia cực-đoan khuấy-rối Hoa-lục. Tưởng-kinh-Quốc không thể bỏ mất cơ-hội may mắn này. Mỗi bên có nguyên-do riêng cho hành-động này: Hoa-kỳ cần tin-tức tình-báo, trong khi Ðài-loan thấy có cơ-hội để gởi điệp-viên vào tỉnh Vân-nam. Nhiệt-tình của Ðài-bắc làm cho Hoa-thịnh-Ðốn nghi-ngại, e rằng Ðài-bắc quá hăng-hái và chuyển căn-bản từ những toán thám-báo thành một cuộc chiến thực-thụ. Ðể tránh chuyện này xẩy ra, cho SOG dính-líu vào để cầm chân Ðài-bắc.
Ðược chuyển từ kế-hoạch khởi đầu là các toán người Trung-hoa quốc-gia, nay hợp-tác với SOG, kế-hoạch hành-quân thay đổi. Ðáng lẽ gởi điệp-viên Ðài-loan vào thẳng Vân-nam, SOG đề-nghị thả những toán nằm dài hạn xuống tỉnh Lào-cai, nằm dọc theo biên-giới Việt-nam và Trung-cộng. Những toán này sẽ được xử-dụng để quan-sát lưu-lượng giao-thông: đường bộ, đường hoả-xa và tầu bè di-chuyển xuôi hướng Ðông-nam từ Trung-cộng xuống Hà-nội.
Không có gì đáng ngạc-nhiên khi đề-nghị của SOG về mục-tiêu Lào-cai làm cho Trung-hoa quốc-gia rất phấn-khởi. Trong khi bàn soạn, Ðài-bắc đồng-ý chuyển bãi đáp ra phía Ðông-bắc thuộc tỉnh Hà-giang, khu-vực đồi núi và thưa dân. Hà-giang không có nhiều mục-tiêu chiến-lược như Lào-cai, nhưng Hà-giang có một biên-giới dài và hoang-vu ăn sâu vào đất Trung-cộng. Theo như chương-trình sắp xếp lại; một toán Việt-nam sẽ nhẩy xuống Hà-giang và làm an-ninh bãi đáp trước cả tháng, sau đó một toán Trung-hoa quốc-gia sẽ nhẩy xuống hiệp-đoàn với họ. Và rồi họ sẽ cùng tiến về phương Bắc vào lãnh-thổ Trung-cộng.
Kế-hoạch quả là quá lạc-quan. Thành-quả các toán dài hạn của SOG thật là lèm nhèm, của Ðài-loan lại còn tệ hơn. Bỏ ngoài tai những thất-bại thảm-thương trước đó, kế-hoạch được thi-hành. Ðài-bắc rất nóng nẩy chờ thả biệt-kích vào lục-địa, nhất là lại được ô dù của Mỹ che chở.
Trong khi SOG chưa có thể chứng-minh được lợi-ích thực-tiễn của cuộc hành-quân, bộ-trưởng quốc-phòng được thông-báo về kế-hoạch vào tháng 10/1966 và CINPAC chấp-thuận tháng 5 sau đó.
Tại Long-thành, phần người Việt một nửa toán nhẩy vào Hà-giang bắt đầu thành-lập tháng 8/1966. Sĩ-quan điệp-vụ là thiếu-tá Lương-Hàng, viên sĩ-quan Nùng mà cha Hoá tiến-cử trước đó,
được gọI bí-danh là Mathieu. Hàng là người đáp-ứng đủ điều-kiện cho điệp-vụ hợp-tác với Ðài-bắc
vì ông có dòng máu Trung-hoa và nói được tiếng Tầu.
Dưới quyền điều-khiển của Mathieu, một lớp điệp-viên 30 người, sàng-xẩy được 12 BKQ, tiến-hành tập-luyện tại Long-thành. Ðặt tên là toán Red-Dragon, tất cả là người Việt miền Bắc. Ðược chọn làm toán trưởng là Nguyễn-thái-Kiên (*) một quân nhân kinh-nghiệm, đã trải qua nhiều cuộc giao-chiến với Việt-minh trong chiến-dịch biên-giới, dọc theo lân-quốc Trung-hoa và trận chiến Ðiện-biên-phủ. Vào Nam sau 1954, ông gia-nhập lực-lượng nhẩy dù của chính-phủ quốc-gia và thuộc nhóm thiếu-úy trẻ tình-nguyện qua SOG cuối năm 1965,và là toán trưởng người Việt trong các cuộc hành-quân Shinning-Brass hoạt-động vượt-biên qua Lào.
Từ đàu năm 1967, toán Red-Dragon được huấn-luyện tại Long-thành. Các toán viên được thực-tập phá-hoại và xử-dụng tất cả các loại vũ-khí, kể cả loại hoả-tiễn 3,5 inch. Họ cũng được học gấp rút tiếng Tầu.
Ngày 24/2, toán Red-Dragon được hội-nhập với nửa phần kia là các quân-nhân LLÐB của Trung-hoa quốc-gia. Ðể khỏi bị lộ tông-tích, nhóm 13 người Ðài-loan này được đặt tên bằng tiếng Việt.
Trong 6 tháng, toán Red-Dragon hỗn-hợp này sát cánh thực-tập với nhau tại Long-thành. Ngày mãn khoá, vào tháng Tám, họ được thả xuống một nơi gần Ðà-lạt, hành-quân thực-thụ để thực-tế chiến-trường. Chạm địch, hạ-sát 2 du-kích, bắt sống 2 tù-binh và tịch-thu 5 súng trường.
Vào giữa tháng Chín, một nửa toán Red-Dragon của ngườI Việt chỉ còn lại có tám người, được trải qua những trắc-nghiệm cuối cùng. Toán trưởng Kiên được vinh thăng Ð/úy, viên toán phó Phạm-xuân-Kỳ lên một cấp là Th/sĩ. Mathieu cùng Ð/úy Frederic Caristo của SOG trao đổi với họ những lời dặn dò cuối cùng. Kiên giao hẹn sẽ liên-lạc với Sở trong vòng 3 ngày sau khi tới mục-tiêu, nếu không kể như đã rơi vào tay địch. Nhiệm-vụ của họ là chờ cho đến khi phần nửa toán còn lại của Trung-hoa quốc-gia nhẩy xuống, hội-nhập với họ và tiến vào Trung-hoa lục-địa.
Ngày 21/9, cả 8 BKQ mặc đồ bảo-hộ nhẩy dù và leo lên một chiếc MC-130. Hầu hết đồ tiếp-liệu của họ để trong một kiện hàng lớn, trong có máy phát tín-hiệu và mỗi điệp-viên đều có trang-bị máy dò tìm, để khi xuống đất trong đêm tối, họ tìm lại tiếp-liệu và hội lại với nhau không mấy khó khăn.
Cất cánh vào ban đêm, máy bay ghé qua Nha-trang, Từ đó bay vòng ra vịnh Bắc-Việt theo hình vòng cung, ngược chiều kim đồng hồ. Với những phi-cụ tối-tân, phi-hành đoàn cho phi-cơ bay thật thấp về hướng Tây, dọc theo dẫy núi non hiểm-trở giữa Bắc Việt-nam và Trung-cộng.
Ðúng 2 giờ sáng trên không-phận tỉnh Hà-giang, bửng sau máy bay hạ xuống. Toán được chia làm hai như đã hoạch-định trước; đồ tiếp-liệu và toán trưởng sẽ nhẩy xuống trước, tiếp theo đó là chuyên-viên truyền-tin và các toán viên. Có một điều không dự-định trước là gần hết nhân-viên của toán Red-Dragon bị say máy bay. Không biết là tại vì căng thẳng thần-kinh hoặc vì chuyến bay bị nhồi sóc quá độ, các BKQ trừ một ngưòi Việt và hai chuyên-viên thả dù người Mỹ, số còn lại thay phiên nhau nôn mửa trên sàn tầu.
Khi ngọn đèn xanh bật lên, toán Red-Dragon đều đã rệu-rã. Ðể làm gương, Kiên và kiện hàng biến mất trong không-gian. Phàn-nàn chuyến bay làm cho quá mệt mỏi, chuyên-viên phá-hoại Trịnh-quốc-Anh khuỵu xuống và không chịu nhẩy. Thấy vậy, toán viên thứ hai cũng từ-chối và rồi toán viên thứ ba. Một phút đã trôi qua và chuyên-viên thả dù phải khuyến-khích, xô đẩy toán Red-Dragon ra cửa sau phi-cơ.Trong khi đó Kiên và kiện hàng tiếp-liệu đã rơi xuống một khoảng cách khá xa. Cuối cùng 6 toán viên khác cũng nhẩy. Không có cách nào làm cho Anh rời máy bay được; anh ta ở lại trên chiếc MC-130E bay trở lại Nam Việt-nam ( Trịnh-quốc-Anh sau này bị bắn chết bởi một toán viên khác, khi gây-gỗ với nhau về việc chia phiên đi lấy nước, trong một cuộc hành-quân cũng ở Bắc Việt-nam ).
Rời khỏi máy bay cuối cùng là Nguyễn-hữu-Tấn, một người công-giáo quê ở Thái-bình, nhân-viên cứu thương của toán, Tấn nhìn thấy những cánh dù của đồng-đội nở hoa dưới ánh trăng.Anh cũng nghe tiếng xe tải và ánh đèn từ một trạm biên-phòng, anh biết chắc rằng họ sẽ bị lộ khi tới được mặt đất.
Ðáp xuống một bụi tre mọc giữa lưng đồi, Tấn tháo gỡ đai dù. Các BKQ được lịnh thâu-hồi dù và phá-hủy với một dung-dịch acid đặc-biệt để phi-tang. Nhưng dù của Tấn mắc cao trên ngọn tre, anh bỏ mặc đó và di-chuyển khỏi bãi đáp. Bởi vì có sự chậm trễ do dằng co khi nẫy trên máy bay, giờ đây anh đáp xuống hướng Tây-nam và cách mục-tiêu là biên-giới Tầu gần 50 cây số. Mặc dầu đây là khu thưa dân cư, cũng có một con lộ đi qua và được canh gác bằng một lực-lượng phòng-vệ đông đảo của Bắc-Việt và một pháo-đội phòng-không của Trung-cộng.
Tính thầm rằng kiện đồ tiếp-liệu phải rơi xuống thung-lũng phía dưới, Tấn bật máy dò tín-hiệu, vì dùng dằng khi nhẩy nên khoảng cách hai nơi đã quá xa, quá tầm hoạt-động của máy. Với tiểu-liên Thụy-điển trên tay ( Sweedish-K, bắn đạn 9mm ), Tấn mò xuống chân đồi vì nghĩ rằng đồng-đội đã đáp xuống đó. Chỉ trong ngày, anh gặp được chuyên-viên truyền-tin Lê-trung-Tín. Máy rà tín-hiệu của Tín cũng không hoạt-động, họ không có cách nào để kiếm đồ tiếp-liệu gồm đồ ăn, quần áo và máy đánh morse GRC-109 để liên-lạc với Sàgòn qua trung-gian đài tiếp-vận BUGS ở Phi-luật-Tân. Máy phát tuyến cầm tay HT-1 cũng không hoạt-động hữu-hiệu trên miền núi non làm họ cũng không thể liên-lạc được với các toán viên khác.
Ròng rã hai ngày, hai BKQ đi ruồng trong rừng để kiếm đồng-đội. Ðơn-độc và đói, cuối cùng họ quyết-định tìm đường qua Lào. Chỉ một ngày sau, các toán tuần-tiễu Bắc-Việt tìm ra họ, Tấn và Tín bị bắt một cách dễ dàng.
Ba toán viên khác của toán Red-Dragon cũng chỉ may mắn hơn một chút. Rơi xuống thung-lũng, họ gặp lại nhau ngày hôm sau; ở gần kiện hàng hơn, máy dò tìm của họ hoạt-động,mò theo đó họ tiếp-tục đi về phương Bắc. Họ đi gần một tuần mà cũng không tìm ra đồ tiếp-liệu. Tới lúc đó
Bắc Việt-nam đã huy-động lực-lượng càn quét khu-vực trung-du, chẳng bao lâu cả 3 BKQ bị bao vây và bắt giữ.
Vài ngày sau đó, hai người còn lại của toán Red-Dragon cũng bị bắt nốt. Bắc-Việt dùng nhân-viên truyền-tin bắt liên-lạc với BUGS. Trước khi ra đi, các BKQ đã hẹn là trong vòng 3 ngày sẽ gọi về. Giờ đây, sau gần 2 tuần họ mới liên-lạc, SOG không tin là họ được an-toàn. Mathieu lại tin rằng mọi chuyện đều xuông-sẻ và yêu-cầu tái tiếp-tế. Ngày 17/10 trong một phi-vụ oanh-tạc, một chiếc Phantom F-4C xé bầy bay tới Hà-giang và thả đồ tiếp-tế, ngụy trang trong vỏ bom napalm.
Không phải chỉ có SOG nghi-ngờ, Ðài-loan cũng e-dè và giữ các BKQ của họ ở lại Long-thành. Trước khi quyết-định gởi BKQ của họ ra Bắc, họ yêu-cầu gởi điệp-viên xuống Hà-giang để kiểm-chứng tình-trạng của toán Red-Dragon. Toán mới, Red-Dragon Alpha chỉ có hai nhân sự. Một trong 2 người đó là Trịnh-quốc-Anh, người đã từ-chối nhẩy vào mục-tiêu lần trước.
Không phải là một toán tiếp-ứng bình thường, Red-Dragon Alpha sẽ nhẩy vào, ở lại mục-tiêu 2 tuần-lễ để xác-định mức an-toàn của toán Red-Dragon, rồi sẽ được triệt-xuất bằng phương-cách Fulton- Skyhook system ( Vớt người bằng hệ-thống móc trang-bị trước mũi của C-130, và khi máy bay đã bình-phi, người được cứu lúc đó bay theo phía sau của máy bay sẽ được kéo vào trong phi-cơ theo lối cửa sau, phương-pháp này rất là nguy-hiểm, chỉ được xử-dụng khi đã vô-kế khả-thi).
Toán Red-Dragon Alpha được sắp-xếp để nhẩy vào mục-tiêu tháng giêng 1968. Tuy nhiên, sau những trao đổi truyền-tin, SOG đánh hơi được người của mình đã sa vào tay giặc nên bãi bỏ kế-hoạch dự-định và Ðài-bắc đã rút toán biệt-kích của họ về.
Lược-dịch Nguyễn-đức-Tuấn
Chú-thích: (*) ngườI dịch có hân-hạnh tiếp chuyện Ð/úy Nguyễn-thái-Kiên nhân dịp tham-dự buổI hội-ngộ thứ 25 của
LLÐB Hoa-kỳ tổ chức tại Plaza hotel, Las-Vegas cuối tháng 9/2001 và được gởi tặng quyển Spies & Commandos này. Cảm-động vì phong-thái cương-cường của người ngã ngựa, nỗI nhục-nhằn mà những người con thương yêu của Tổ-quốc phải gánh chịu : bao nhiêu năm lính, bấy nhiêu năm tù !!! Kẻ hèn này chỉ là một đàn em sinh sau đẻ muộn của anh Kiên, muốn góp ý với bạn đọc bốn phương có một cái nhìn thực-tiễn về hai chữ ANH-HÙNG.
Phút cuối cùng lao vào cõi chết làm gương cho kẻ khác. Ðã có bao nhiêu tướng-tá của ta làm được như vậy khi Tổ-quốc yêu-cầu !!! Mặc dù anh Kiên thất-bại, cũng như cả miền Namđã thất-bại vì rất nhiều nguyên do, nhưng: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nếu chúng ta bớt nỗi vị-kỷ, yêu nước nhiệt-tình hơn ( chứ đừng yêu nước bằng mồm, bằng máu xương của kẻ khác ) trưởng thành về chính-trị hơn ( đừng ăn cơm Quốc-gia mà thờ ma CS ) cấp lãnh-đạo, nhà trí-thức có liêm-sỉ, có trách-nhiệm hơn thì dầu ta có thua, vẫn có điều đáng để tự-hào. Những người như anh Kiên, mất hết tuổi thanh-xuân trong cuộc chiến, mòn mỏi trong ngục tù. Họ đáp lời sông núi và giờ đây ôm một trời uất-hận!!! Anh Kiên, các anh không lẻ loi, chúng tôi, con dân nước Việt luôn luôn ghi nhớ sự hy-sinh cao cả của các anh vá các đồng-độI đã gục ngã ngày nào!
Toán Red-Dragon
nguyên-tác : Spies & Commandos
Kenneth Conboy & Dale Andradé
(Thân tặng Kiên vớí lòng thương mến và cảm-phục)
Tiểu sử NKT cùng những hoạt-động của đơn-vị này trong cuộc chiến VN
Sở khai thác địa hình trực thuộc Phủ Tổng-thống do đ/tá Lê quang Tung làm chỉ huy trưởng, chịu trách-nhiệm nhiều công-tác tình-báo quốc-nội và quốc-ngoại quan-trọng dưới sự chỉ-đạo trực-tiếp của ông cố-vấn Ngô đình Nhu và Tổng thống Ngô đình Diệm. Trong các cơ-cấu tình-báo này có phòng 45 hay phòng E đặc-trách thu-thập tình-báo phía bắc vĩ-tuyến 17. Phòng E sau này được gọi là Sở Bắc. Yểm-trợ tài-chánh và kỹ-thuật là cơ-quan Combined Studies (vỏ bọc của CIA) thuộc toà đại sứ Hoa-kỳ tại Sàgòn
Ðầu năm 1963. Sở khai thác địa hình đổi thành Bộ tư-lịnh lực lượng đặc biệt gồm hai đơn-vị : Liên-đoàn 77 và Liên-đoàn 31, đ/tá Lê quang Tung là vị tư-lịnh đầu tiên, trong khi đó Sở Bắc vẫn do CIA yểm-trợ, đ/tá Tung bị thảm-sát trong chính biến 1/11/63. Sau đó BTL/LLÐB được dời ra Nha trang và Sở Bắc được cải danh thành (sở khai thác) SKT/BTTM và vẫn tiếp-tục duy-trì các công-tác đặc-biệt, tách rời khỏi LLÐB, vị chỉ-huy trưởng đầu tiên là đ/tá Trần văn Hổ. Sau này trong chiến dịch Switching back, CIA bàn giao Sở khai thác lại cho MACV-SOG.
Ngoài các toán tình-báo dài hạn xâm nhập miền Bắc bằng cách nhẩy dù hay đổ bộ bằng đường biển hoặc các công-tác biệt-hải tập-kích, đánh phá các mục-tiêu dọc theo duyên-hải Bắc-Việt. Sở khai thác còn tổ-chức các toán thám-sát ngắn hạn hoạt-động vùng biên-giới Lào Việt nằm phía Bắc vĩ-tuyến 17 đến vĩ-tuyến 20 được gọi là các toán STRATA gồm các toán dân tộc thiểu số, dân sự chiến đấu và các quân nhân của đoàn 11 và đoàn 68. Cũng trong thời-gian này SOG huấn-luyện các toán thám-sát cho hành quân Shining Brass tại căn-cứ Long-Thành.(Sở liên-lạc) SLL/BTTM được thành lập trong thời gian này, đảm nhận công-tác ngoại biên Việt, Miên, Lào, các toán này mang danh chung là Lôi-Hổ có nhiệm-vụ thám-sát, phá-hoại các mục-tiêu trọng yếu của địch, chỉ điểm mục-tiêu cho phi-cơ oanh-kích, bắt cóc quân địch đem về khai thác, giải thoát tù-binh, hoặc tiếp-cứu phi công khi lâm nạn. Vị chỉ-huy trưởng đầu tiên là đ/tá Hồ-Tiêu gốc từ Sư-đoàn dù. Sau đó SLL được tiếp-tục chỉ-huy bằng các chỉ-huy trưởng từ nhẩy dù qua. Các cuộc hành quân thám-sát biên-giới phát-triển mạnh mẽ vào các năm 1966 đến 1972, dưới quyền chỉ-huy sau đó của các đ/tá Liêu quang Nghĩa, đ/tá Nguyễn văn Minh và đ/tá Nguyễn minh Tiến.
Sở liên-lạc có bộ chỉ-huy ở Sàigòn và 3 chiến-đoàn :CÐ1(CCN) Ðà nẵng, CÐ2 (CCC) Kontum, CÐ3(CCS) Ban mê Thuột. Mỗi chiến-đoàn có nhiều toán, các toán mang tên các tiểu-bang Hoa-kỳ, trừ các toán ở CÐ3 mang tên các vật dụng như Cưa, Búa ( RT Saw, RT Hammer v.v..). Qua năm 1972 lần lượt đều được đổi qua tên Việt.
Các toán Lôi-Hổ được tổ-chức, huấn-luyện hành quân theo kỹ-thuật của LLÐB, sự khác biệt là các toán Lôi-Hổ hoạt-động ngoại biên, ngay trong lòng địch.
Năm 1966. Sở khai thác cải danh là Sở kỹ-thuật và sau đó được nâng lên thành Nha kỹ-thuật. Lúc bấy giờ NKT có những đơn-vị sau đây : Sở liên-lạc, Ðoàn 11và Ðoàn 68 (sở công tác sau này), Sở không yểm, Sở phòng vệ duyên-hải, Trung tâm huấn-luyện Quyết Thắng (Long thành), Sở tâm-lý chiến.
Sở công tác sau này được thành lập với 2 đoàn 11 vá 68. Sau khi LLÐB giải tán, các sĩ-quan cán bộ cùng toán viên được chuyển qua thành lập các đoàn 71, 72, và 75. Thời gian đầu bộ chỉ-huy đồn trú ở Nha trang sau dời ra Ðà nẵng. Ðoàn 11, 71, 72 đồn trú tại Ðà nẵng, Ðoàn 75 tại Kontum, Ðoàn 68 đóng ở Sàigòn gần bộ chỉ-huy của Nha.
Kể từ năm 1972 vì thiếu phương tiện yểm-trợ và CS đã công khai đem quân vào miền Nam, địa bàn hoạt động của NKT/BTTM được thu hẹp lại, các đoàn và chiến-đoàn công tác được tăng phái cho các Quân-đoàn và thực hiện những cuộc thám sát nội biên sau hậu-tuyến địch. Vị chỉ-huy trưởng đầu tiên của Sở công tác là đ/tá Ngô thế Linh,kế đó là đ/tá Trần văn Hai, rồi đ/tá Ngô xuân Nghị.
Ðể yểm-trợ cho SLL và SCT có Sở không yểm, liên-lạc với KQ xin cung- cấp phương-tiện xâm nhập, triệt xuất và yểm-trợ. Phi-đoàn 219 xử-dụng trực thăng H-34 đồn trú ngoài Ðà nẵng thường xuyên tăng phái cho NKT, phi đoàn trưởng là tr/tá Ðặng văn Phước tự Phước đạn đồng, sau này ông lên đ/tá và là Không-đoàn trưởng Không-đoàn 51 chiến-thuật của Sư-đoàn 1 KQ. Sau năm 1972 phi-đoàn 219 chuyển qua UH1-B và rời về Nha trang, số H-34 khiển-dụng được trao lại cho không lực hoàng gia Lào. Những phi-vụ tối ư đặc-biệt ngoài khả-năng của KQVN đều do Không lực Hoa-kỳ đảm trách, đôi khi phát xuất từ các căn-cứ trên lãnh thổ của đệ tam quốc-gia. Chỉ-huy trưởng Sở không yểm là đ/tá Dư quốc Lương.
Công tác hải-vận và biệt hải được giao phó cho Sở phòng vệ duyên-hải đồn trú ở bán đảo Sơn trà, Ðà nẵng, chỉ-huy trưởng là tr/tá Hồ văn Kỳ Thoại, sau này được thăng Ðề-Ðốc. Sau hiệp-định Ba Lê, hoạt-động sở này bị giảm thiểu và sau đó cũng dùng để tăng phái cho các Quân-đoàn để thi-hành công tác sau hậu-tuyến địch trong nội địa miền Nam.
Sở tâm lý chiến có hai đài phát thanh : Tiếng nói tự do và Gươm thiêng ái-quốc, phát thanh ra miền Bắc qua hai đài phát tuyến Cồn Tè ở Quảng Trị và Thanh Lam tại Huế. Sau này đài Gươm thiêng ái-quốc được thay thế bằng đài Mẹ Việt-Nam.
Ð/tá Hổ làm giám-đốc NKT/BTTM từ năm 1964 đến tháng 8/1968. Sau đó đ/tá Ðoàn văn Nu thay thế cho đến ngày cuối cùng của NKT.
CHIEN-TRANH NGOAI-LỆ Những hoạt-động của các toán STRATA
Dơn vị SOG tuyển thêm nhân viên, mặc dầu kế hoạch 34A (miền Bắc) không còn là nỗ lực chính nữa, SOG có thêm nhiệm vụ mới. Ðến tháng Giêng năm 1967, SOG có 207 nhân viên, phía Việt-Nam đông đảo hơn, 470 người năm 1964, đầu năm 1966 tăng lên hơn 1700 người. Phần lớn những quân nhân này nằm trong hành quân Shining Brass (vượt biên qua Lào). Shining Brass đã bước qua giai đoạn thứ hai, xử dụng trung đội Hatchet tấn công các mục tiêu trên đất Lào do các toán biệt kích tìm ra.
Một trong những nhiệm vụ mới trao cho đơn vị SOG, tìm kiếm những quân nhân Hoa-Kỳ mất tích (MIA). Ðầu năm 1967, SOG phác hoạ chương trình khác Dọ-Thám Ðường, Tìm Mục-Tiêu Ngắn Hạn gọi tắt là STRATA. Kế hoạch này sẽ cho biệt-kích quân Việt-Nam xâm nhập vùng phiá nam của miền Bắc thâu thập tin tình báo và đem toán biệt-kích về khoảng bốn tuần sau. Kế hoạch này có vẻ giống như hành quân Shining Brass đã đổi tên là Prairie-Fire. Francois được chỉ định trông coi chương trình Strata.
Toán Strata đầu tiên qua Lào là Strata 111, phát xuất từ căn cứ hành quân tiền phương Khe-Sanh, được trực thăng H-34 King Bee (phi-đoàn 219 Long Mã) thuộc KLVNCH đưa đến mục tiêu. Vài giờ sau khi xâm nhập, toán biệt-kích phát giác địch có mặt ở khắp nơi. Công-điện bắt được của địch cho biết toán biệt-kích vào đúng ổ sư-doàn 325 Bắc Việt.
Toán biệt-kích Strata đội nón cối, mặc quân phục, trang bị AK-47 như lính Bắc Việt cho họ có yếu-tố bất ngờ trong những giây phút đầu với địch quân. Bị lộ, họ chạy xa mục tiêu khoảng năm cây số và yêu cầu được triệt-xuất khẩn cấp. Ðã tránh đưọc địch quân và tìm được bãi đất trống trải, họ được trực thăng H-34 đến bốc đưa về Ðà-Nẵng. Tháng Tám toán Strata 112, xâm nhập Lào từ căn cứ tiền-phương ở Dak-To trên Kontum. Nhiệm vụ của toán là dò thám một nhánh trên đường mòn Hồ chí Minh. Họ xuống an-toàn, ngày hôm sau di-chuyển dọc theo con đường, họ khám phá ra vài căn chòi. Sáng hôm sau nữa bị phát giác, toán Strata 112 lên máy yêu cầu triệt-xuất. Mặc dầu có nhiều mây che phủ, các phi-công H-34 vẫn vô được mục-tiêu đem toán biệt-kích về tới Dak-To an-toàn.
Các toán Strata kế tiếp chuẩn-bị ra miền bắc. Ngoài trang-bị như lính Bắc Việt, họ được mang theo máy truyền tin PRC-74 có thể liên lạc thẳng với máy bay thám thính bao vùng. Toán Strata 111 lần này có nhiệm-vụ dọ thám xe cộ của địch di-chuyển trên đường 101 trong tỉnh Quảng-Bình. Một nhánh đường nhập vào đường 12 trước khi đến đèo Mụ-Giạ rồi nối vào đường mòn Hồ-Chí-Minh. Toán biệt-kích đem theo ống nhòm đặt trên chân ba càng, toán sẽ theo dõi xe cộ của địch từ núi Khe-Sai gần đó.
Rạng đông ngày 24 tháng Chín, biệt-kích Strata lên trực thăng CH-3 trong căn cứ không quân Nakhon-Phanom bên Thái-Lan. Ðể tránh rườm rà, chỉ có bẩy người đi thay vì cả toán mười ba người. Thiếu-tá Wilgus lên chiếc C-130 chỉ huy chuyến thả toán Strata 111. Thiếu tá Alton Deviny lái chiếc CH-3 kể lại ‘Bọn tôi thả họ lúc trời vừa sáng, đỉnh núi chỗ họ xuống quá dốc và rừng thật rậm rạp’. Trong địa thế hiểm trở, có điều lợi là ít bóng dáng địch quân, tuy nhiên rất trở ngại cho toán biệt-kích lúc di-chuyển. Ðiều này toán biệt kích sẽ rõ hơn, phải quan-sát sáu cây số đường trong địa thế hiểm hóc là điều khó khăn. Kẹt hơn nữa khi họ hết nước uống, thêm hai biệt-kích bị bệnh. Hôm 28 tháng Chín, toán Strata yêu cầu triệt-xuất. Mặc dầu toán Strata không đem về được nhiều tin tức, đơn vị SOG mừng rỡ thành công vì là lần đầu tiên đem về được toán biệt-kích từ miền Bắc.
Không đầy một tháng, Strata chuẩn bị cho chuyến kế tiếp, lúc đó thiếu-tá Wilgus đã mãn thời gian phục-vụ tại Việt-Nam được thay thế bởi thiếu-tá Victor Calderon. Ðến Việt-Nam lần thứ hai, Calderon gom toán Strata 112 lại cho họ biết nhiệm-vụ của họ xâm nhập phía bắc tỉnh Quảng Bình, dọ thám ngã ba nơi đường 15 nhập vào đường 12 rồi chạy về hướng nam đến đèo Mụ-Giạ. Ðịa-điểm họ xuống sẽ là khu vực rừng núi cách mục- tiêu tám cây số về hướng Tây-bắc. Lần này họ phải nhẩy dù.
Ðêm 23 tháng Mười, mười quân nhân biệt-kích trong toán Strata 112 lên máy bay MC-130 trong phi-trường Tân-Sơn-Nhất. Phi cơ bay từ biển vào đến mục-tiêu, các biệt-kích quân nhẩy ra. Như những toán nhẩy dù xuống trước đây, toán Strata 112 bị phân tán. Hiệu-thính viên Ngô phong Hải không trông thấy ai trong toán trong khi đáp xuống, chiếc dù mang anh ta vướng trên một ngọn cây cao. Ðợi đến sáng, Hải cắt dây dù, leo xuống, sau đó gặp Mai văn Hợp, chuyên-viên chất nổ trong toán. Cả hai quay trở lại chỗ Hải xuống hồi đêm thâu hồi máy truyền-tin. Năm tiếng đồng hồ sau, cả toán gom lại đầy đủ. Trưởng toán là t/u Nguyễn văn Hùng hoài nghi điạ-thế xung quanh khu vực thả dù không giống như trong bản đồ. Thêm vào nữa vài người trong toán báo cáo có làng gần đó.
Sau khi phối kiểm, toán Strata 112 bị thả lầm xuống gần ranh giới tỉnh Hà-Tĩnh. Toán biệt-kích phải di-chuyển gấp, dân điạ phương sẽ khám phá ra họ và báo cho công an vũ-trang. Sáng ngày 31 tháng Mười, toán biệt-kích bị phục-kích gần bờ một con suối. Ba biệt-kích quân chết, một bị thương. Toán Strata 112 chạy về hướng nam tỉnh Quảng-Bình. Mặc dầu liên-lạc được với máy bay Hoa-Kỳ, nhưng rừng quá rậm, họ không thể xác định đúng vị-trí cuả toán biệt-kích. Trực thăng cấp cứu phải quay về.
Hết đồ ăn, toán biệt-kích phải tìm cây, củ trong rừng nướng ăn, dân điạ phương thấy khói lại đi báo công an. Trong tuần lễ kế tiếp, công an vũ-trang săn đuổi toán biệt-kích. Toán Strata 112 bị phân tán, chạy lạc, một nhóm bị bao vây vào buổi trưa ngày 4 tháng Mười Một, mấy người khác bị bắt vài hôm sau. Ngô phong Hải trốn thêm được mười hôm, mong có trực-thăng đến cứu, hết đạn, bị đói, hết hy-vọng, anh ta đầu hàng.
Chương-trình Strata có cấp chỉ-huy mới là thiếu-tá George ‘Speedy’ Gaspard. Sau khi nghiên-cứu tấn thảm-kịch Strata 112, ông ta di- chuyển các toán Strata ra Ðà-Nẵng. Có điều lợi là với máy PRC-74, các toán biệt-kích có thể liên- lạc thẳng với căn-cứ hành-quân tiền-phương, không phải qua trung gian BUGS bên Phi-Luật-Tân. Thứ hai để tránh thảm-hoạ, các toán sẽ xâm nhập bằng trực thăng CH-3 phát xuất từ căn-cứ không quân Nakhon-Phanom bên Thái-Lan. Ðể tránh rườm rà, toán biệt-kích Strata sẽ gồm từ bốn đến tám người. Thêm vào nữa, sức vóc người Việt Nam nhỏ không nên đem theo nhiều đồ, chỉ đem đầy đủ thực-phẩm đạn duợc, nếu cần sẽ được tiếp tế bằng CH-3.
Hài lòng, thiếu-tá Gaspard chuẩn bị cho chuyến thứ nhất trong năm 1968 Toán Strata 111 dự trù sẽ xâm nhập nơi phía tây làng Mơ, làng lớn trong huyện Lệ-Ninh tỉnh Quảng-Bình. Con đường 196 được xử dụng nhiều, chạy từ hướng tây-nam làng Mơ qua biên giới Lào-Việt đổ vào đường mòn Hồ-Chí-Minh. Trong khu vực có sông Gianh, nhiều dấu hiệu cho thấy, Bắc Việt xử dụng cả hai lộ trình chuyển quân và đồ tiếp vận vào miền Nam. Tin tức lấy được trong khu vực này sẽ có giá trị cho Không Lực số 7 Hoa-Kỳ.
Chiều ngày 17 tháng Ba, Strata 111 được trực- thăng đưa vào vùng hoạt-động. Xuống tới đất, toán biệt kích di-chuyển đến mục-tiêu. Sáng sớm hôm sau, họ đụng phải hai tiểu đội tuần-tiễu của địch, hai bên bắn nhau chừng hai mươi phút, toán biệt-kích di-chuyển ra chỗ khác. Ðêm đó họ báo cáo về Ðà-Nẵng chuyện chạm súng ban sáng.
Ðến ngày thứ ba, 19 tháng Ba, toán biệt-kích trở nên dè dặt, cẩn-thận, ba lần họ trông thấy các toán tuần-tiễu của lực lượng an-ninh địa-phương đang truy lùng họ. Bắt buộc toán Strata 111 phải yêu cầu triệt-xuất.
Kế tiếp Gaspard thử toán mới Strata 113. Ngày 31 tháng Ba, toán biệt-kích xâm nhập vào cùng mục-tiêu trước. Không thấy dấu hiệu của địch, một tuần sau, trực thăng vào bốc về. Strata 114 xâm nhập miền bắc, ngoài nhiệm vụ dọ thám đường toán biệt-kích đem theo truyền đơn của đài Gươm-Thiêng Ái-Quốc, và gài mìn trên đường và khu vực lân cận. Trong ngày thứ hai, toán đụng phải đơn-vị tuần-tiễu Bắc Việt, toán chạy thoát.
Di-chuyển dọc theo đường 196 về hướng nam, Strata 114 báo cáo về Ðà-Nẵng, chiều ngày 11 tháng Tư đã đến vị trí quan-sát con đường. Quan- sát con đường hai mươi bốn tiếng đồng hồ, ngày 12 SOG ra lệnh cho toán biệt-kích băng qua đường, chụp ảnh và rải truyền đơn, mìn bẫy. Một tiếng đồng hồ, sau khi đã thi-hành xong nhiệm- vụ, toán biệt-kích di-chuyển đến chỗ an-toàn. Họ nghe tiếng mìn nổ, chứng tỏ địch có xử dụng con đường.
Toán Strata 114 còn hai ngày nữa mới hết chuyến công-tác, tuy nhiên họ hết nước, đòi về. Toán biệt kích khát nước phải đợi đến ngày 15 tháng Tư, trực thăng mới vào bốc về. SOG quá hài lòng, biệt-kích ra vào sau lưng địch như chỗ không người.
Trong tháng Năm, căn cứ SOG ngoài Ðà-Nẵng có thêm nhiều toán biệt-kích mới vừa xong khoá huấn-luyện trong căn cứ Long-Thành. Toán lên đường là toán Strata 120 gồm sáu quân nhân, hai người đã có kinh-nghiệm từ toán Red Dragon trước đây, hai Việt-Nam và hai người sắc tộc Nùng.
Toán Strata 120 trang bị giống như những toán nằm vùng dài hạn trước đây, quần áo bộ-đội, súng không có số. Họ được trực thăng CH-3 đưa đến xâm nhập gần làng Mơ. Vài tiếng đồng hồ sau, toán biệt-kích trông thấy toán tuần-tiễu của địch đang di chuyển trong rừng, Họ báo cáo về Ðà-Nẵng yêu cầu triệt xuất, Ðược lệnh tiếp tục nhiệm-vụ vì địch chưa khám phá ra sự hiện diện của toán biệt-kích.
Strata 120 di chuyển đến một điểm khác, nơi phía bắc làng Mơ và biến mất. Trong vòng chín ngày sau, đơn vị SOG cố tìm kiếm toán biệt-kích. Thêm máy bay quan-sát, gọi Strata 120 trên tần số khẩn cấp mỗi giờ, gửi điện- văn trên đài Gươm-Thiêng Ái-Quốc. Ngày 26 tháng Năm, toán coi như mất tích.
Ðơn vị SOG không hề tìm ra số phận cuả toán biệt kích Strata 120. Ðịnh-mệnh đến với họ ngày 18 tháng Năm, bốn ngày sau khi xâm nhập. Nguyễn đình Lành xuống dò thám một giòng suối mà toán sẽ phải vượt qua. Giây phút sau, phần còn lại của toán nghe tiếng hò hét ‘Ðầu hàng! Ðầu hàng!’, tiếp theo là súng nổ. Lành trúng nguyên băng đạn AK chết tại chỗ. Hai quân nhân Nùng nổ súng đáp lại, ba người còn lại lủi vào bụi.
Chạy thục mạng cả năm biệt-kích gặp lại nhau. Trong lúc chạy họ bỏ lại tất cả chỉ đem theo súng và ít đồ ăn. Ðêm đó họ trèo lên đỉnh một ngọn đồi, thắp đèn báo hiệu, hy-vọng phi-cơ quan-sát Hoa-Kỳ sẽ trông thấy, đã bỏ mất máy truyền-tin, các quân nhân biệt-kích không còn cách nào hơn.
Trốn trên một ngọn đồi nắng cháy, chờ được cứu thoát, họ hết nước uống, và hai người Nùng đi tìm nước, có Trịnh quốc Anh đi theo. Hai người còn lại trên đồi nghe tiếng súng nổ, sau đó tất cả bị bắt ngày 24 tháng Năm.
Ngày 14 tháng Năm, cùng lúc với toán Strata 120, Toán Strata 111 cũng xâm nhập trở lại khu vực họ đã xuống trước đó hai tháng. Hai ngày đầu họ báo cáo an-toàn, đến ngày 17 toán biệt- kích nghe có tiếng súng và tiếng chó sủa. Mọi người nằm im chờ nguy-hiểm qua đi, rồi di-chuyển đến vị-trí thám-thính đường. Họ tiếp tục quan-sát con đường thêm tám ngày và được bốc về ngày 30 tháng Năm.
Một ngày sau khi toán Strata ra đi, toán Strata 122 xâm nhập nơi hướng bắc, trong toán này có ba anh em người Mông. Xuống đất Lào, toán không chịu vượt biên-giới vào Bắc việt. Trực thăng đem họ về và sa thải ra khỏi đơn vị SOG.
Cuối tháng Năm, Strata 113 xâm nhập lần thứ hai, trở về bình yên. Ngày 6 tháng Sáu, toán Strata 114 cũng xâm nhập lần thứ hai gần khu vực làng Mơ. Họ gặp ngay đoàn quân xa Molotova Bắc Việt đang di-chuyển trên đường về phía đường mòn Hồ chí Minh. Không lực Hoa-Kỳ đã để ý mục-tiêu này từ trước. Ngày 10 tháng Sáu, toán biệt-kích báo cáo bom rơi gần chỗ họ đang ẩn núp. Ðơn vị SOG phải thông báo cấp tốc cho KLHK và yêu cầu dành cho một khu vực an toàn không bị đánh bom.
Trận đánh bom của KLHK không có hiệu-quả, toán Strata 114 báo cáo bom không trúng mục- tiêu con đường. Hai ngày sau, toán biệt-kích mục-kích đoàn Molotova chở đồ tiếp-vận rất nặng nề di-chuyển trên đường. Sau đó, họ khám- phá ra một binh trạm chứa khoảng sáu mươi xe vận-tải dấu kín trong cánh rừng già có cây che phủ rất rậm rạp.
Những điều may mắn cho toán Strata 114 chấm dứt hôm 12 tháng Sáu, người trưởng, phó toán và nhân viên truyền-tin không trở lại sau một chuyến đi quan-sát ngắn. Nghe tiếng súng, lựu- đạn nổ, bốn quân nhân còn lại trong toán dọt lẹ và được bốc về ngày 18 tháng Sáu.
Strata 115 là toán mới, xâm nhập ngày hôm sau. Toán này sẽ tìm kiếm mục-tiêu trong vùng phía nam tỉnh Hà-Tĩnh, xa nhất cho các toán Strata, và cũng là toán gồm toàn người Miên. Trong những ngày kế tiếp, toán biệt-kích Miên di- chuyển đến mục-tiêu dọ thám đường của họ. Hết đồ ăn, SOG phải nhờ một chiếc khu trục A-1 của Không-quân Việt-Nam thả bom Napalm giả chứa đồ ăn cho họ. Ngày 27 toán Strata 115 chạm súng với địch chết môt biệt-kích quân. Họ được vào cứu đem về.
Cũng trong cùng thời gian, toán Strata 111 đi chuyến thứ tư. Ngày 20 tháng Sáu, toán xâm nhập mười sáu cây số phiá bắc vùng phi quân- sự. Trong bốn ngày đầu toán biệt-kích không thấy sự hiện diện của quân-đội Bắc Việt. Ngày 24, họ bị phát giác, gọi về Ðà-nẵng báo cáo rồi rải mìn di-chuyển đến vị-trí khác. Ba hôm sau Strata 111 đụng nữa, lần này phải chiến-đấu, một biệt kích quân bị thương nơi đùi, họ yêu-cầu được triệt-xuất. Toán Strata 111 khi về đến Ðà-nẵng bị giải tán.
Trong mùa hè 1968, chương trình Strata tiếp- tục phát-triển, bây giờ có mật danh là kế-hoạch 34B, biệt-kích nằm vùng dài hạn là 34A. Những toán mới được tuyển mộ gồm sĩ-quan, hạ-sĩ-quan trẻ trong QLVNCH. Họ làm gia tăng hiệu-năng cho các toán biệt-kích Strata.
Toán Strata 115 (Miên) xâm nhập lần thứ hai, sau mười tám ngày hoạt động họ đụng phải quân Bắc Việt. Toán bị phân tán. Trực-thăng đem về được ba người, bốn người khác mất tích.
Toán cuối cùng xâm nhập trong tháng Bẩy là Strata 119, gồm sắc dân thiểu-số Tầy. Họ được tuyển mộ từ bên Lào, sau đó đưa về Long Thành huấn luyện cho đến hết năm 1967. Họ được chia làm hai toán, toán Qua không có kết-quả phải cho họ về lại Vạn-Tượng. Toán Axe thành công có thêm hai hiệu-thính viên Việt-Nam trở thành Strata 119.
Ngày 29 tháng Bẩy, Strata 119 được trực- thăng đưa vào khu vực gần làng Mơ. Trong tuần lễ đầu, họ không gặp trở ngại nào, sau đó toán biệt-kích phát hiện quân-đội Bắc Việt thường xuyên. Ngày 10 tháng Tám, hai ngày trước khi hết thời gian công tác, Strata 119 phát hiện địch quân đang đi lùng, trưởng toán Lò văn Thông ra lệnh cho toán viên nằm im, gọi máy bay quan-sát xin chỉ dẫn. Vì rừng quá rậm rạp, Thông cùng với một biệt-kích quân leo lên cây để định hướng, đúng lúc súng nổ vang dội ở dưới, cả hai nằm im trên cả tiếng đồng hồ. Trong lúc đó toán biệt-kích còn lại chạy thoát và được trực-thăng bốc đưa qua Thái-Lan. Thông cùng biệt-kích quân còn lại định tìm đường qua Lào, họ bị quân Bắc Việt bắt.
Theo tài liệu ‘How American Lost the Secret War in North Vietnam’, Kenneth Conboy, Dale Andradé, United Press, 2000.
16-03-2001
Bạch-Hổ
Sơn-trà, Dà-nẵng Nơi bí-mật huấn-luyện người nhái biệt-kích
Bán đảo Sơn-trà gần thị-xã Dà-nẵng, thuộc tỉnh Quảng-nam đã từng là căn-cứ bí-mật huấn-luyện người nhái dùng để xâm nhập miền Bắc trong những công-tác khuấy-rối và phá-hoại. Dó là những chiến-sĩ can cường cùa NKT/QLVNCH.
Sơn-trà, Ðà-nẵng bây giờ không còn dấu tích hồi đầu, khi SPVDH ( sở phòng-vệ duyên-hải ) mới thành lập, do đó có bạn biết, có bạn nhập-ngũ sau này thì không biết một chút nào. Vậy bài này để các bạn hình dung quang cảnh ngày xa xưa đó, và cũng để chúng ta ôn nhớ lại những kỷ-niệm một thời của thườ thanh-niên, chúng ta đã đóng góp mồ hôi và nước mắt cho cuộc chiến, người còn kẻ mất, nhiều chiến-hữu đảm trách những công-tác bí-mật chết trong âm thầm, dường như đã đi vào quên lãng. Chúng ta may mắn, được vui vầy bên gia-đình yên ấm, nhắc tới họ, thắp nén hương lòng ghi nhớ công ơn Họ là những anh-hùng không tên tuổi ( Thế Lữ )
Là một quân-nhân đã phục-vụ trong NKT từ 1961-1975. Ở đây, tôi ghi nhận những gì tôi thấy hoặc tham gia trên thực-tế. Năm 1963 tôi nhận nhiệm-vụ ra công-tác tại bán đảo Sơn-trà, Ðà-nẵng. Chính nơi đây, những nhân-viên phòng E hay gọi là phòng 45 đang thi-hành công-tác bí-mật, họ có thể không biết nhau hoặc có thể biết nhau, gặp nhau hàng ngày, nhưng anh ta đang làm gì ? thì chỉ người đó biết mà thôi. Ðó là cung cách làm việc của những người quanh tôi ngày đó.
Bước xuống phi-trường Ðà-nẵng vào tháng 6-63, phi-trường không cách thị-xã bao xa, thành-phố không lớn lắm, dân chúng thưa thớt, con đường Ðộc-lập dài vắt ngang phố, tôi nhớ nhất là con đường Trần nhật Duật, nơi đây là những căn nhà an-toàn thuê của dân, để dưỡng quân và cũng từ nơi này là nơi hẹn hò, phân-phối công-tác riêng biệt cho từng cá-nhán.
Ðứng từ Bến cá làm chuẩn, nhìn sang bên kia là bán đảo Tiên-sa, Sơn-trà. Nhìn sang tay trái là những hòn núi mờ mờ nhấp nhô (lúc đó chưa có đài kiểm-báo của KQ) dưới chân núi là cái vịnh nhỏ, có những thuyền buồm kiểu miền Bắc, dài khoảng 22 mét, có gắn động-cơ mạnh để ứng phó với hoàn-cảnh phải giao-chiến với tầu cộng sản Bắc việt, ngoài ra còn trang-bị súng đại-liên 50 và mày truyền-tin. Những thuyền này được mang mã-số N1...đến N7. Những tài-công là những ông già, người miền xứ Nghệ, tiếng nói nặng chệt. Ngoài ra còn có chiến-đĩnh Swift và Nasty. Sau này vì cường-độ chiến-tranh gia tăng, Hoa-kỳ đã trang-bị cho chúng ta những giang-tốc-đĩnh PTF vừa nhanh, hoả-lực mạnh, có trang-bị radar rất tối-tân.
Người dân Ðà-nẵng muốn qua Sơn-trà phải đi qua cầu Trịnh minh Thế. Còn chúng tôi chỉ dơ tay vẫy, tức thời có ca-nô sang đón, và có xe túc-trực chở đến trại Pacific, còn gọi là trại Mỹ-khê cách Bến cá khoảng 3 cây-số. Ðây là căn-cứ chính của SPVDH, trại lớn nhất ở Mỹ-khê, kế tiếp là những trại nhỏ dọc theo bờ biển chạy dài về phía Ngũ hoành sơn, một trong những trại nhỏ này có hồ bơi, để thử tài lặn của từng người, nói tới Sơn-trà chúng ta phải nhắc tớì những rừng phi lao chạy dài dọc theo bãi biển. Chính nơi đây là nơi huấn-luyện người nhái, hết toán này đến toán khác và hoàn toàn do người Mỹ
đảm nhiệm, họ được tập-luyện bơi lộI, xử-dụng bình scuba, vượt sóng bằng xuồng cao- su, cách đối phó khi xuồng bị lật úp v..v.. Người chỉ-huy đầu-tiên SPVDH là cố đ/tá Bình, tức đ/tá Ngô thế Linh, trụ-sở tại 26 đường Bạch-đằng, Ðà-nẵng. Ông là vị sĩ-quan lâu đời nhất của NKT, ông rất thân mật với thuộc cấp, và có nghiệp-vụ cao trong ngành tình- báo, ông được thuộc-cấp kính-trọng và phục tùng (một việc đáng được đề cao là ông tìm đến thăm hỏi thuộc-cấp khi nghe tin họ đặt chân đến Hoa-Kỳ) Chính nơi đây sản sinh ra những Kinh Kha chưa bao giờ chịu khuất-phục CS như : Ðặng chí Bình, Lầu chí Chăng, Nguyễn văn Tâm v..v..
Trở lại chuyến đi công-tác của chúng tôi với toán Centaur. Thường thường nhửng toán từ 6 người đến 12 người, nhưng toán Centaur có tới 33 người, họ đã được học căn-bản tác-chiến, học cách phá-hoại cầu, và vừa thực-tập chuyến nhẩy dù đêm không có bãi đáp với quần áo bảo-hộ tại rừng già Ban-mê-Thuột. Hôm nay chúng tôi lên phi-cơ C-123 tại phi-trường Long-thành, tỉnh Biên-hoà lúc 10:30 sáng, trực chỉ Ðà-nẵng, đây là toán ngắn hạn, mục-tiêu của họ là những chiếc cầu sắt do người Pháp đề lại. Họ sẽ nhẩy dù xuống, tiến tới mục-tiêu, phá-hủy cầu rồi rút ra biển, nơi đó sẽ có tầu Mỹ đến đón. Khoá huấn-luyện người nhái này kéo dài một tháng rưỡi, và tối nay, mãn khoá họ sẽ thực-tập phối-hợp nhẩy dù xuống bãi biển Mỹ-khê, phá-hoại cây cầu được dựng lên làm mục-tiêu và rồi rút ra biển, chương-trình tổng-quát là như vậy. Chiều hôm đó, khoảng 6:30 tối, chúng tôi 3 người : một trung-sĩ cố-vấn, trung-sĩ nhất Ðèo văn Peng và tôi có mặt tại phi-trường Ðà-nẵng cùng với khoá-sinh biệt-kích đang bận rộn mặc dù và những trang-bị nặng-nề nào ba-lô, đầu bò truyền-tin và đặc-biệt phải mang phao để lỡ có rớt xuống biển cho được an-toàn...Trời chiều hơi lạnh, nhưng người nào mồ hôi cũng đổ ra từng giọt. Chúng tôi đang khám dù thì từ xa một chiếc xe jeep chạy tớI, tôi nhận ra viên đ/úy cố-vấn, ông chỉ vào máy đo gió và nói : gió mạnh sẽ thổi hết ra biển và yêu-cầu tôi di-chuyển điểm đánh dấu đến nơi khác, tôi lên xe về Mỹ-khê nơi đánh dấu bãi nhẩy và di-chuyển chữ T vào sâu hơn.
Theo chương-trình thì khoảng 9:30 máy bay tới, chúng tôi chờ đến 10:30 máy bay cũng chưa tới. Ðến 11 giờ thì mọi người đã có vẻ xôn xao, bên VN hỏi bên Mỹ và ngược lại phía Mỹ hỏi VN cũng cùng câu hỏi ? máy bay cất cánh rồi đi đâu ? có thể máy bay gập nạn hay bị không-tặc ? Cho đến sau đó 3 ngày, khi tôi đang đi trên phố với bộ đồ dân-sự, sửa-soạn về Sàgòn thì một chiếc xe jeep chận tôi lại, đó là đ/tá Dương quốc Lương trưởng phòng không-yểm NKT, ông cho biết, nhân-chứng thấy máy bay đâm vào dẫy núi phía Bắc Sơn-trà. Ông chở thẳng tôi ra phi-trường và cùng tôi lên chiếc Cessna U-17 do chính ông lái. Bay tới vòng thứ ba thì tôi nhìn thấy đuôi máy bay, lúc này mây vẫn phủ trắng xoá. Sau đó tôi được chở về bãi Bắc của bán đảo Sơn-trà, nơi đây có một trung-độI nghĩa quân tăng-phái cho tôi đi lấy xác, tôi chẳng kịp thay quần áo...Mất 3 tiếng chúng tôi mới lên tới chỗ máy bay gặp nạn. Một cảnh tan hoang, máy bay cháy hết chỉ còn cái đuôi, giở bản đồ ra, thấy núi này cao hơn 500 mét, nơi máy bay đụng ở độ cao hơn 400 mét. Trước khi máy bay đụng vách đá, chong chóng phi-cơ đã quạt đứt rừng cây dài một cây số như luống cầy máy chạy dài, chiếc phi-cơ muốn vượt thoát lên không trung nhưng đã muộn, máy bay đụng phải tảng đá cao khoảng 6 mét, cho nên mọi thứ : người, mũ nhẩy, súng ống bị cản lại một đống ở chân tảng đá. Tất cả không còn nguyên vẹn, bước vào đuôi máy bay, xác một nhân-viên phi hành đoàn với bộ áo phi-hành mầu cam bị cháy nham nhở nhưng mặt mũi tóc tai vẫn bình thường, anh ta nằm ngửa, hai tay trải rộng, bên cạnh là cái headset với sợi dây điện mầu đen. Móc trong túi quần, trong chiếc ví có thẻ chủ quyền chiếc xe Vespa và thẻ sĩ-quan đ/úy Hồ văn Kiệt. Ði bọc ra sau tảng đá ngước nhìn lên trời, thấy trung-sĩ nhất Ðèo văn Peng ngồi, hai chân thòng xuống đất sau lưng vẫn đeo dù, đầu trần, mặt cúi phía trước, giữa trán bị chẻ một miếng như dao chém, nhưng không có máu, nhìn vào mặt không một vết bầm, nom rất hiền từ và tự tại, với thế ngồi như vậy, chỉ cần một cơn gió mạnh là anh sẽ rớt ngay mà thôi. Tổng-số người chết là 41 gồm 33 BKQ+6 phi-hành đoàn+1 huấn-luyện viên nhẩy dù+1 cố-vấn Mỹ, tất cả không ai toàn xác, chỉ có hai người còn nguyên vẹn là Kiệt và Peng. Riêng viên cố-vấn chỉ còn cánh tay xâm với ngón tay có đeo nhẫn. Túi đựng xác đã viết sẵn tên, cứ thế mỗi bao xác chia đều, không còn cách nào hơn nữa..!!! Chuyện xẩy ra cách đây gần 40 năm, nhưng tôi vẫn cảm thấy như nó xẩy ra vài hôm trước đây. Cảnh tan hoang, tàn phá, khói lửa nghi ngút trên vách núi dựng đứng của ngọn núi Sơn-Trà, tôi phải ôm gốc cây, chui vào bao đựng xác mà ngủ vì trời đêm quá lạnh. Cho đến bây giờ, ngồi một mình suy nghĩ về tai-nạn này, tôi vẫn không hiểu vì sao mà tr/sĩ Ðèo văn Peng khi máy bay đụng mạnh vào sườn núi, anh bị văng ra, bay bổng lên trời, làm cách nào mà anh có thể chết ngồi trong vị-thế đó được ? Về phần tôi, càng nghĩ, càng thấy sợ, công việc mình đang đảm trách, đối-diện thần chết trong tích tắc mà không biết, tự hỏi nếu không có viên đ/úy cố-vấn đến đưa đi lúc đó thì..Cám ơn Thượng-đế, ông bà đã phù hộ cho tôi tai qua nạn khỏi để viết bài này. Ðây là câu chuyện đã giữ bí-mật suốt mấy chục năm qua, cần bạch hoá để thân nhân của toán Centaur và phi-hành đoàn chuyến bay đó biết rõ về cái chết của thân nhân mình, và cũng để nói lên sự đóng góp của họ cho NKT nói riêng, cho đất nước nói chung, chưa một lần được nhắc đến để vinh-danh...
Khi viết bài này, tôi chạnh lòng nhớ tới cố đ/tá Ngô thế Linh và t/tá Trần kim Khanh cũng có mặt tại bãi nhẩy Mỹ-Khê để theo dõi cuộc thực tập đêm hôm đó, t/tá Khanh hiện ngụ tại Nam Cali, đ/tá Ngô thế Linh đã ra người thiên-cổ. Ông ra đi quá vội để lại sự thương nhớ cho mọi người. Người chỉ-huy trưởng phòng E 45.
Nam Cal. Thanksgiving day
Nguyễn mạnh Hùng
Nhẩy-Dù Xâm-Nhập
Chuyến cứu tù-binh đầu tiên (Bright Light) do đoàn Nghiên-Cứu Quan-Sát (SOG) thực hiện trong năm 1966, hai tiểu-đoàn Việt-Cộng tiêu- diệt cả trung-đội do Huckleberry và Charlie Vessels chỉ-huy. Sau nhiều vố đột-kích không thành-công, trùm đơn vị SOG Ðại-Tá Jack Singlaub nhận thấy rằng có dấu-hiệu cho biết tù-binh Hoa-Kỳ đã được di-chuyển đến nơi khác chừng vài giờ đồng hồ trước khi quân biệt-kích tấn-công. Các sĩ-quan tham-mưu SOG đặt vấn-đề nghi-vấn?
Thiếu-tá Ed Rybat, chỉ huy trưởng Tiền-doanh #1 Phú-bài (FOB#1) cũng băn-khoăn. Dường như địch quân biết mình trên đường đến mục-tiêu . Ðến năm 1969, vấn-đề trở nên trầm- trọng. Ðại-Tá Steve Cavanaugh lên thay Jack Singlaub cũng để tâm đến vấn-đề an-ninh nội bộ. Ông ta đến thăm các căn-cứ hành-quân tiền-phương hỏi thăm các toán trưởng biệt-kích và đem theo toán An-Ninh Lục-Quân Hoa-Kỳ thuộc đại-đội 101 Kiểm Thính để theo dõi tất cả các cuộc điện-đàm trong đơn vị SOG.
Trong khi đó các toán biệt- kích xâm nhập đều biết rằng, địch quân cũng dò tầng số liên-lạc của họ để ‘mần thịt’ các toán biệt-kích xâm nhập. Ðơn vị SOG phải tìm giải- pháp xâm nhập khác để bảo-vệ các toán biệt-kích khi xâm nhập. Xâm nhập ban đêm, không sợ địch phát giác nhưng các phi cơ trực-thăng không được an-toàn khi xuống bãi đáp trong màn đêm. Chỉ còn cách là nhẩy dù xuống mục-tiêu, xâm nhập vào lúc ban đêm.
Khi trưởng toán biệt-kích Auger, Frank Oppel yêu-cầu được phép nhẩy dù xuống khu vực Lưỡi-Câu trên đất Miên trong tháng Mười Hai năm 1969. Bộ chỉ huy SOG chấp-thuận ngay, chỉ có một trở ngại nhỏ, khi Oppel báo tin vui cho các toán viên, anh toán phó ‘lạnh cẳng’ không chịu đi, phải tìm người khác thay thế, đó là Bob Graham mà sau này rất nổi tiếng ở tiền-doanh # 3 (CCS).
Toán Auger gồm hai quân nhân Hoa-Kỳ Oppel, Graham cùng với ba biệt kích quân Nùng bắt đầu tập nhẩy dù từ trực thăng do phi-công trong phi đoàn Green Hornet lái. Sau một tuần lễ thực-tập và một saut nhẩy đêm. Ðúng bốn giờ sáng ngày 23 tháng Mười Hai, 1969, toán biệt kích Auger nhẩy dù xuống, xâm nhập khu vực Lưỡi Câu trên đất Miên. Họ xuống tới đất, tập họp nhanh chóng, tuy nhiên một biệt-kích Nùng bị trật chân, nên sáng hôm sau trực thăng phải vào bốc toán biệt-kích đem về.
Năm 1970, Ðại Tá John Sadler thay thế Ðại-Tá Cavanaugh, ông ta rất rành về kỹ-thuật nhẩy dù, và skydiving (nhẩy dù điều khiển) quân đội gọi là HALO (High Altitude Low Opening). Nhẩy dù HALO từ độ cao 10,000 bộ, để rơi tự-do lái đến mục-tiêu, còn khoảng 1000, 2000 bộ tới mặt đất mới mở dù. Mặc dầu Lực-Lượng Ðặc Biệt Hoa-Kỳ đã huấn-luyện nhẩy dù HALO từ năm 1957, tuy nhiên quân-đội Hoa-Kỳ cũng như trên thế giới chưa từng xử dụng HALO trên chiến-trường.
Tháng Bẩy 1970, Ðại-Tá Sadler ra lệnh thành lập toán biệt-kích HALO đầu tiên. Trung Sĩ Cliff Newman và Trung-Sĩ Nhất Sammy Hernandez đang chỉ-huy toán biệt-kích Virginia thám-thính khu vực lân cận Khe-Sanh bỗng được lệnh tìm một bãi đáp gần nhất để triệt-xuất. Toán biệt-Kích HALO đầu tiên gồm có Newman, Hernandez, thêm Trung-Sĩ Nhất Melvin Hill, hai biệt-kích quân người Thượng và một sĩ-quan QLVNCH. Mặc dầu Newman cấp bậc thấp hơn hai viên Trung-Sĩ nhất kia, nhưng có nhiều kinh-nghiệm trong đơn-vị SOG hơn được đề-cử làm trưởng toán HALO lấy tên là Florida.
Kế tiếp, một chiếc C-130 Chim-Ðen (Blackbird) đưa toán biệt-kích Florida qua Okinawa để huấn-luyện kỹ-thuật nhẩy dù HALO. Họ được dấu bí-mật trong một khu vực riêng biệt vì hai biệt-kích quân Thượng và sĩ-quan Việt-Nam không có sự chấp thuận nhập cảnh của Nhật-Bản.
Các huấn-luyện viên được tuyển chọn là những sư-phụ về môn HALO trong liên-đoàn 1 LLÐB/HK. Khi nhẩy ra khỏi phi cơ, chỉ cần 12 giây, con người đạt tới vận tốc rơi trong không khí 125 dặm mỗi giờ. Trong lúc thả rơi tự do, các quân nhân vẫn phải điều-khiển thân mình theo hướng rơi tự do của nhóm. Khi bung dù điều-khiển ra, họ lái dù khoảng 2500 bộ nữa đến bãi đáp (drop zone). Như vậy, nếu nhẩy ra ở cao độ 12,500 bộ, để rơi tự do 60 giây, thêm hai phút rưỡi lái dù đến bãi đáp, tổng cộng chỉ có ba phút rưỡi đồng hồ. Các quân nhân còn được trang bị thêm đồng hồ cao-độ để dù mở tự động tại độ cao an-toàn,trong trường hợp có chuyện bất trắc.
Sau một tháng huấn-luyện bên Okinawa, toán biệt-kích Florida về tới Long-Thành huấn luyện thêm hai tuần về chiến-thuật, và nhẩy thêm vài saut HALO. Trong một chuyến thực-tập nhẩy dù đêm, Trung-Sĩ Hernandez bị gió thổi dạt qua một dẫy nhà khác của quân đội Hoa-Kỳ. Một viên Trung-sĩ chạy ra ngoài quan-sát vì Hernandez rơi trúng nóc nhà trước khi xuống đất. Nhìn thấy Hernandez vẫn còn vướng dù, bôi mặt ngụy trang, đeo kính che mắt, võ trang đến tận răng nào là khẩu CAR-15, Shotgun cưa ngắn nòng, súng phóng lựu M-79, dao găm, lựu-đạn đeo đầy mình. Viên Trung-sĩ văn-phòng quỵ xuống, lên cơn đau tim tưởng lầm là lính nhẩy dù cộng-sản tấn công.
Lần cuối cùng thực-tập, toán biệt-kích nhẩy dù đêm xuống chiến khu D, lục soát hai ngày, sau đó trở về căn-cứ, sẵn-sàng nhận công- tác. Toán Florida có nhiệm-vụ gắn máy nghe lén điện-thoại bên Lào, trên con đường địch mới xây, nằm về phiá Tây căn cứ Chu-Lai. Mục-tiêu này gần nơi mà toán biệt-kích Iowa xâm nhập lần đầu tiên qua đất Lào năm 1965 trong hành-quân Shining Brass. Ðoàn Nghiên-Cứu Quan-Sát phỏng đoán CSBV có chừng một sư-đoàn chính-quy 10,000 quân trong khu vực hoạt-động của toán Florida. Ðơn-vị bạn gần nhất cách năm mươi dặm, có một căn-cứ hỏa-lực do sư-đoàn 101 Nhẩy-Dù Hoa-Kỳ trấn đóng.
Khoảng quá nửa đêm ngày 28 tháng Mười Một 1970, toán biệt-kích Florida tập họp trong căn-cứ ở Long-Thành, leo lên chiếc C-130 Blackbird. Ðúng 2 giờ sáng, chiếc Blackbird đang bay trên cao độ 18,000 bộ, như vậy toán HALO sẽ phải để rơi tự do 71 giây, và sẽ mở dù lúc cách mặt đất 1500 bộ. Khi đèn báo hiệu bật lên, toán Florida từng cặp hai người một, nắm tay nhẩy ra. Ðại-Tá Pinkerton phát biểu ‘Họ phải có nhiều can-đảm mới dám làm chuyện này, nhẩy ra trong màn đêm xuống một cánh rừng mà không biết có chuyện gì đang chờ họ ở dưới.
Toán biệt-kích bị phân tán, gom lại như sau. Sĩ-quan Việt-Nam và một biệt-kích Thượng, toán trưởng Newman cùng với một người Thượng, Sammy Hernandez và Mel Hill mỗi người xuống mỗi nơi. May mắn, không ai bị thương, đến sáng phi-cơ quan-sát Covey lên bao vùng cho toán biệt-kích ở dưới biết, đêm qua thả sai, cách mục tiêu sáu dặm, nơi họ xuống không có trên bản đồ hành- quân mà toán biệt-kích đem theo. Tuy nhiên toán biệt-kích Florida tiếp-tục làm nhiệm-vụ.
Toán Florida coi như chia thành bốn tiểu toán, hoạt-động độc- lập. Họ phải thận trọng hơn, trường hợp một toán bị lộ, yêu-cầu triệt- xuất có thể gây nguy hiểm cho những người còn lại. Hernandez tìm một chỗ để đặt máy nghe lén, anh chàng lần mò về nơi phát tiếng người nói chuyện, tiếng xe ủi đất. Bỗng dưng nghe tiếng súng nổ phiá bên trái, rồi bên phải. Ðịch quân bắn báo hiệu? Họ đã tìm ra dấu vết của mình rồi chăng? Nhưng không, mấy binh sĩ CSBV đang đi săn thú rừng để có thêm thực phẩm tươi. Nếu họ tìm ra dấu chân của Hernandez, thì kể như ... ‘bỏ ăn’.
Qua ngày thứ ba, Hernandez trông thấy một toán lính Bắc Việt, đeo AK vừa đi vừa nói truyện, như vậy chứng tỏ địch không biết có toán biệt-kích HALO xâm nhập. Ðến ngày thứ tư, tất cả các tiểu toán (bất đắc dĩ) biệt-kích đều trông thấy địch quân. Sang ngày thứ năm, Hernandez vẫn chưa tìm thấy đường dây điện-thoại của địch để đặt máy nghe lén. Bộ chỉ-huy đoàn Nghiên-Cứu Quan-Sát (SOG) quyết định đem toán biệt-kích về. Trực thăng Jolly Green CH-53 từ Thái-Lan qua bốc toán Florida tại bốn bãi đáp, riêng anh chàng Hernandez, trực thăng phải thả dụng cụ xuyên rừng (giống như đầu mũi tên) xuống câu lên vì rừng quá rậm.
Tháng Tư năm 1971, nhà viết báo Jack Anderson, viết một bài tường thuật về đơn vị SOG, đăng trên tờ Washing Post. Ðể bảo mật, các chuyến xâm nhập qua Lào trong hành quân Prairie Fire được đổi tên là Phù-Dung. Ðầu năm 1971, SOG thành lập thêm toán HALO thứ hai, toán này do Ðại-Úy Larry Manes làm trưởng toán, đã làm hai chuyến (tours) tại Việt-Nam, lên từ hàng hạ sĩ-quan, đang giữ chức đại-đội trưởng viễn-thám nơi bộ chỉ-huy Bắc (CCN). Larry Manes chọn ba toán viên Noel Gast, Trung-Sĩ Robert Castillo, và John ‘Spider’ Trantanella. Toán này hoàn toàn là người Mỹ.
Ngày 7 tháng Năm, toán HALO nhẩy dù điều khiển xuống khu vực nằm giữa thung lũng A-Shau và Khe-Sanh. Quân CSBV đang làm thêm đường, nối đường 921 từ đất Lào vào miền Nam Việt-Nam. Toán biệt-kích HALO trong lúc xuống, một quả mìn nhỏ chống người không chịu nổi áp-suất không khí phát nổ trong ba-lô Gast, làm anh ta bị thương nặng ở lưng khi xuống tới đất. Trantanella cũng bị thương gẫy chân, sáng hôm sau trực thăng phải vào đem hai anh chàng về. Năm hôm sau triệt-xuất hai người còn lại.
SOG lập thêm toán HALO thứ ba gồm có Trung-Sĩ nhất Billy Waugh làm toán trưởng, Trung-Sĩ James ‘J.D.’ Bath, Trung-Sĩ Jesse Campbell, và Madison Strohlein. Kinh nghiệm nhiều nhất là Bath, từng làm toán phó cho Sisler (được huy chương Medal of Honor), và là chuyến thứ hai của anh ta tại Việt-Nam. Cũng như hai toán HALO trước, họ được huấn luyện bên Okinawa và trại Long-Thành.
Toán HALO thứ ba có nhiệm vụ xâm nhập khu vực cách Ðà-Nẵng 60 dặm về hướng tây nam trên đất Lào. Hai toán biệt kích từ sở Bắc (CCN) xâm nhập trước đây, một toán chỉ ở dưới đất chừng bốn mươi lăm phút phải triệt-xuất. Toán thứ hai bị bắn tại khu vực bãi đáp phải bỏ chuyến xâm nhập. Không ảnh cho thấy binh trại của quân Bắc Việt có nhiều hỏa lò (bếp) và địch quân trồng trọt thêm hoa mầu.
Sau hai lần hoãn lại vì lý do thời tiết xấu, ngày 22 tháng Sáu toán HALO lên đường. Bath nhẩy trước, bật đèn xanh nhỏ để các biệt kích khác theo sau. Trời đổ mưa, các biệt-kích bị lạc mỗi người mỗi nơi. Waugh trông thấy đoàn quân xa của địch mở đèn di-chuyển cách vị-trí của chàng khoảng năm dặm về hướng bắc. Bath không trông thấy mặt đất, rơi trúng một cành cây lớn bị thương nơi lưng và chân, chẩy máu miệng, nằm bất tỉnh.
Strohlein cũng rớt vào cây bị gẫy tay phải, treo lủng lẳng trên cây, không xuống được. Phần Bath di-chuyển không được, anh chàng chuẩn bị vị-trí phòng thủ, đặt mìn Claymore, lấy các băng đạn ra để sẵn. Trên tầng số cấp cứu, qua các cuộc đối thoại giữa Covey (FAC - Máy bay trinh-sát bao vùng), chàng biết được, Campbell đang bị địch săn đuổi. Toán biệt-kích cấp cứu Bright Light định xuống bốc Bath trước nhưng chàng trả lời, lo cho Strohlein trước vì anh ta bị nặng hơn.
Vướng trên cây, và rừng quá rậm, trực thăng không xác định chính-xác vị-trí của Strohlein, lại thêm sương mù che phủ. Cùng đường Strohlein thả trái khói mầu đánh dấu vị trí, nhưng trực thăng cũng không thấy. Quân Bắc Việt ở dưới đất trông thấy trái khói mầu kéo tới. Strohlein báo lên cho trực thăng rằng đã trông thấy địch quân.
Trời càng nhiều mây, trực thăng bốc được Campbell và Waugh đem về. Ðến chiều, sau khi lấy thêm xăng, trực thăng chở toán Bright Light quay trở lại cứu Bath. Hai quân nhân Mũ-Xanh phải nhẩy xuống cột Bath vào cáng cho trực thăng kéo lên. Rặng núi nơi Strohlein bị kẹt, mây vẫn che phủ...
Sáng hôm sau, thức dậy trong bệnh viện ổ Ðà-Nẵng, trước mặt Bath là Billy Waugh, anh chàng hỏi ‘Strohlein nằm đâu? . ... Trưởng toán biệt-kích HALO trả lời ‘Mình không đem Strohlein về được... tụi nó...’. Ngày hôm sau, SOG đem vào một trung-đội tiếp ứng Hatchet Forces tìm Strohlein, chỉ thấy cành cây nơi anh ta bị vướng đã bị đạn AK bắn gẫy, bản đồ của Strohlein rớt trên mặt đất. Tuy nhiên cho đến giờ quân Bắc Việt vẫn trả lời, không biết về chàng biệt kích Strohlein.
Tình hình càng trở nên nguy hiểm cho các toán biệt kích trong đơn vị SOG. Tổn thất lên cao, ba lần đổ quân cấp trung đội Hatchet Forces đem lại thảm-họa ngay tại bãi đáp. Hành quân Crimson Tide, cả trung-đội tiếp-ứng bị tiêu-diệt. Năm 1967, mục tiêu Oscar Eight tấn công binh-trạm điều khiển đường mòn Hồ-Chí-Minh bên Lào, kết quả Charles Wilklow bị bắt sống. Năm 1969, đột kích Trung-Ương Cục Miền Nam (Cục R) bên Miên, Jerry ‘Mad Dog’ Shriver bị mất tích.
Toán HALO thứ tư do Ðại-Úy Jim Storter làm trưởng toán, Trung-Sĩ Nhất Newman Ruff, Trung-Sĩ Miller Moye và Trung-Sĩ Jim Bentley. Họ xâm nhập khu vực thung lũng Plei Trap, Tây bắc Pleiku. Toán này không gặp trỏ ngại khi xuống, tập họp và lục soát mục-tiêu bốn ngày rồi triệt-xuất êm thấm.
Lần cuối cùng xâm nhập bằng dù HALO do toán biệt kích trên Kontum (CCC) thực hiện gồm toán trưởng Trung-Sĩ Nhất Dick Gross, Trung-Sĩ Nhất Mark Gentry, Bob McNair, Trung-Sĩ Howard Sugar và Thượng-Sĩ Charles Behler. Toán này thám-thính khu vực thung-lũng Ia-Drang cách Pleiku 25 dặm về hướng tây nam trên đất Miên.
Theo tài liệu ‘SOG’, John Plaster, Simon & Schuster.
Carrollton, Texas
Bạch-Hổ
Cuộc chiến bí-mật: một cuộc phục-kích trên không của CS Bắc Việt .
Miền Bắc Việt-Nam rất là bực bội khi thấy không-phận của minh cứ bị máy bay của SOG xâm-nhập như chốn không người. Họ tìm cách để bắn rơi một chiếc C-123 làm tang-chứng. Phương-cách dễ dàng nhất, là bố-trí súng phòng không ở gần khu-vực thả dù, nhưng làm như thế thì Sàigòn biết ngay là điệp-viên của họ đã lọt vào tay địch và đang bị khống-chế để làm việc theo ý của đối-phương. Một phương-án nữa là dùng các giàn cao-xạ bắn hạ máy bay trên đường đến mục-tiêu, cũng không thể thực-hiện bởi vì hầu hết các giàn phòng không của Bắc-Việt tụ-tập chung quanh khu-vực đông dân cư, chứ không ở những nơi núi rừng trùng-điệp trên đường bay của các phi-cơ thả toán.
Hà-nội lựa phương cách thứ ba; dùng phi-cơ để chận đánh máy bay xâm nhập. Chỉ có một vấn-đề là lúc đó, mùa Xuân năm 1964 Không quân èo-uột của BắcViệt chưa có chiến-đấu cơ. Tuy nhiên, họ có một chiếc T-28 do Hoa-Kỳ chế tạo, lưu-trữ trong một nhà kho ngoại-thành Hà-nội. Làm sao mà họ lại có được chiếc T-28 thì quả là câu chuyện hi-hữu. Tháng 9/1963, một phi-công thuộc hạng bất-mãn triền-miên của không-lực hoàng-gia Lào, anh ta chính gốc thuộc không-lực hoàng-gia Thái-lan, đào ngũ qua Lào, rồi đào ngũ lần nữa, kỳ này hết chỗ đi nên đành qua Bắc Việt-nam. Không biết phải giải-quyết ra sao. Bắc Việt bắt nhốt viên phi-công và sơn phết dầu mỡ lên chiếc phi-cơ để chống rỉ sét, rồi cất vào nhà kho.
Trong 6 tháng trời, chiếc máy bay bị bỏ quên. Tháng 4/1964, ban tham-mưu Bắc Việt ra lịnh kiểm-soát lại toàn-diện chiếc máy bay để thi-hành sứ mạng. Nói thì dễ, làm mới khó. Chiếc máy bay không có một hồ-sơ bảo-tri nào, và cũng không có một phi-công nào của Bắc Việt có kinh-nghiệm bay với máy bay T-28. Mặc dầu vậy, các chuyên-viên kỹ-thuật cũng làm tất cả những gì họ có thể làm và cuối cùng cũng nổ máy được. Vui mừng quá đỗi, họ gắn số đuôi cho chiếc máy bay là 963, tức là tháng 9 năm 63, ngày chiếc máy bay đáp xuống miền Bắc Việt-nam.
Nhưng ai sẽ bay đây??? Họ tìm ra hai huấn-luyện viên tại trường bay: Nguyễn văn Bá và Lê tiến Phước, cả hai thuộc lớp phi-công cộng-sản Việt-nam đầu tiên được huấn-luyện tại Trung-cộng năm 1960. Những tuần lễ sau đó, cả hai trải qua nhiều giờ tập-luyện tại phi-trường Gia-lâm, ngoại-thành Hà-nội.
Học bay T-28 mới chỉ là nửa cuộc chơi. Vấn-đề khó trần ai là làm sao tìm kiếm và chặn đánh được chiếc máy bay chở biệt-kích khi nó vào không-phận. Vì đã bắt được vài toán biệt-kích, Hà-nội biết về thời-gian và không-gian của những chuyến tái tiếp-tế hoặc bổ-xung nhân-lực. Với những toán xâm nhập vào những đîa-điểm mới, hệ-thống mắt thần (radar) yếu kém của Bắc-Việt không thể bắt được đích-xác mục-tiêu. Biết rằng họ phải trông mong vào tầm nhìn của đôi mắt.. phi-công. Bá và Phước áp-dụng kỹ-thuật huấn-luyện của giai-cấp vô-sản là khắc-phục....Bằng cách chơi bóng bàn và bóng chuyền trong đêm tối để cặp mắt làm quen với bóng đêm hầu tăng thêm thị-giác mà họ gọi bằng một danh-từ rất kêu là :<< thần nhỡn>>
Qua 3 tháng tập-luyện, một buổi tối mùa hè, một chiếc xe hơi chạy vào phi-đạo, trong xe chui ra là Văn tiến Dũng, tổng tham-mưu trưởng. Ông ta bắt tay hai phi-công và hỏi han công việc tập-luyện tới đâu. Bá và Phước trình-bầy kỹ-thuật phi-hành và báo-cáo rằng họ chỉ mới có thử khẩu đại-liên 12.7mm với chiếc phi-cơ đậu trên mặt đất bằng mà thôi, <
Viên tướng chỉ lên bầu trời <
Ngày 29/7, họ có dịp ra tay. Ðêm đó, một chiếc C-123 của SOG thả dù toán Boone xuống tỉnh Nghệ-an và rồi bay về hướng Nam dọc theo vùng cán chảo Bắc trung phần. Còn 30 phút trước khi họ đến được vùng phi quân-sự, viên trắc-lượng điện-tử vỗ vai Ð/úy phi công Tsien-tsung-Chen người Ðài-loan : Có máy bay lạ theo sau đuôi và càng lúc càng gần.
Nghiêng một bên cánh, Chen nhìn ra sau và thấy ánh đèn đỏ chớp nháy ở cùng một cao độ với anh ta. Chúi máy bay xuống anh ta đưa máy bay chui vào một đám mây. Vài phút sau đó, chiếc C-123 lại trở lại bầu trời đêm quang-đãng. Chiếc máy bay bí-mật vẫn đeo theo họ ở bên cánh trái. Chen lại chui vào mây. Khu phi quân-sự ở ngay trước mặt, nhưng họ bị rượt nà theo hơn. Cho tới khi họ vượt qua vĩ-tuyến 17, chiếc máy bay lạ mới vòng trở lại và bay về phương Bắc.. Bộ tham-mưu SOG ở Sàigòn không nghĩ tới chuyện Hà-nội tu-bổ lại chiếc T-28 của Lào, nghĩ rằng đó chỉ là một cuộc tao-ngộ bất thường và không rõ nguyên do ! ! !
Trong khi đó Bắc Việt gặp khó khăn duy-trì tình-trạng khả-dụng của chiếc phi-cơ. Vỏ của bánh đáp và máy móc đều bị hao mòn, nếu không có đồ thay thế chiếc máy bay chỉ có nằm ụ. May mắn làm sao, họ có cách giải-quyết. Ngày 18/8, một đơn-vị phòng không ở phía Tây tỉnh Quảng-bình bắn rơi một chiếc T-28 của Lào bay lạc qua biên-giới. Viên phi-công, một chí-nguyện quân Thái-lan tên Chem Bumrungon cung-cấp chi-tiết về tình-trạng bảo-trì chiếc máy bay trong cuộc hỏi cung sau đó. Chiếc máy bay dù bị hư-hại nặng nhưng cũng là nguồn cung-cấp vật-liệu để bảo-trì chiếc kia.
Nhờ vậy chiếc T-28 của họ lại cất cánh trở lại. Từ lúc đó cho tới hết năm, Bá và Phước tìm cách để đón đầu chiếc C-123. Tuy nhiên, ngay cả khi Há-nội mật- báo chiếc máy bay vận-tải sẽ bay tới để thả đồ tiếp-liệu cho một toán đã bị bắt và Hà-nội dùng làm mồi nhử, chiếc T-28 cũng không thể tìm ra chiếc C-123 ở đâu mặc dầu dưới bầu trời lồng-lộng với ánh trăng sao vằng-vặc và với hai cặp mắt <
Cuối cùng, sau 8 tháng và 20 lần cất cánh thất-bại. Ðêm 14/2/1965, SOG gởi công-điện cho toán Bell ở Yên-bái thông-báo toán tăng cường đêm đó sẽ tới và yêu-cầu làm dấu bãi đáp. Ngay lập tức, Bắc Việt mật-báo cho các dàn radar dọc theo Bắc trung phần theo dõi, chẳng bao lâu họ được thông-báo, một chiếc phi-cơ bay qua không phận Thanh-hóa và bay tiếp-tục về hướng Tây-bắc.
Nhận tin-tức cập nhật giờ chót. Bá và Phước cất cánh chiếc T-28 lên Yên-bái để nghênh- cản, họ quan-sát những đám mây dưới cánh <<Ðôi khi chúng tôi bay trên những tầng mây, thấy ánh trăng phản chiếu và nghĩ rằng đó là máy bay địch>> Bá nhớ lại <
Không có thêm một sự giúp đỡ gì khác từ mặt đất, họ đoán rằng chiếc C-123 sẽ lấy ngọn núi cao nhất trong khu-vực 1.500 m để làm chuẩn để rồi từ đó kiếm ra đîa-điểm thả dù. Họ đoán đúng, sau khi bay vòng trên đỉnh núi vài lần. Phước, ngồi phía sau, nhìn thấy chiếc C-123 <
Bá cũng nhìn thấy chiếc C-123 đang nhồi lên, hụp xuống theo áp-suất không-khí. Có thể nhìn thấy ánh đèn ở trong, qua cái bửng sau mở rộng. Lượn chiếc T-28 xuống phía dưới, anh ta từ từ ngóc mũi lên cao, khi còn cách mục-tiêu khoảng 100 m, anh ta hướng mũi đại-liên vào ống hậu-thiêu đỏ rực của một động-cơ và xiết cò. Lằn đạn nhả vòng vèo vào chiếc C-123, trúng động-cơ phía trái và ghim lỗ chỗ lên thân tầu. Theo lời Bá <
Tin rằng chiếc C-123 bị bắn rơi, Hà-nội rất hứng-khởi. Nhưng chiếc máy bay của SOG không bị rớt. Vài phút trước cuộc tấn-công, phi-hành đoàn Ðài-loan đã bãi bỏ phi-vụ, bởi vì họ không thể tìm ra đám lửa làm dấu bãi nhẩy của toán Bell. Phi-công, Ð/úy Lee-chin-Yei vừa mới nghiêng cánh về phía Tây thì bị bắn. Khi đạn trúng bình xăng, ông ta đánh vật với cần lái để điều-khiển chiếc máy bay chúi đầu xuống khu rừng bên dưới. Dầu thủy-điều bị chẩy, bánh đáp hạ xuống làm Yei rất là khó-khăn điều-khiển cánh cản gió. Biết rằng phi-cơ không thể bay trở lại Nam Việt-nam, anh ta bay về hướng Nam tới biên-giới Thái-lan.
Phía sau của máy bay. Toán Gecko, tên của toán gồm 7 điệp-viên tiếp-ứng cho toán Bell đang cố bám vào sự sống. Nguyễn-văn-Rư, toán trưởng kêu gọi cả toán bình-tĩnh. Hai BKQ bị thương, một bị miểng vào vai, người thứ hai bị miểng đạn vào mắt cá chân. Nằm sõng-sượt trong vũng máu trên sàn tầu là xác chết của một chuyên-viên thả dù người Ðài-loan !
Chiếc máy bay trúng thương gọi căn-cứ Không-quân Nakhon-Phanom xin đáp khẩn-cấp. Không được như là căn-cứ Không-quân tối-tân của những năm sau này. Nakhon-Phanom vào ngày đó chỉ là một trạm yểm-trợ không-lưu. Chỉ có một ít nhân-viên Không-quân Thái-lan và Hoa-kỳ có mặt, khi chiếc máy bay bị thương lết tới cuối phi-đạo. Khi mặt trời lên, một đám đông tụ-tập quanh chiếc phi-cơ. Trước mặt họ là một chiếc máy bay sơn ngụy-trang, không huy-hiệu, không số đuôi, với một phi-hành đoàn Ðài-loan và một nhóm BKQ vũ-khí trang bị tới tận răng. Chiếc máy bay đó trúng 31 lỗ đạn, hầu hết ở phía đuôi. Viên chức Thái-lan, người cho phép chiếc máy bay cuả SOG hạ cánh không cảm thấy hài lòng một chút nào ! ! !
Sau vài tiếng đồng hồ thương-lượng. Hoa-kỳ cấp-tốc chở phi-hành đoàn và các BKQ về Sàgòn. Phi-hành đoàn Ðài-loan trở về Ðài-bắc và được ân-thưởng huân-chương cao quý nhất cho lòng can-đảm. Toán Gecko bị giải-tán, các toán viên nhập vào một toán mới và được gởi đi tiếp-ứng cho toán Easy ở Sơn-la.
Nguyên-tác Spies & Commandos
Tác-giả Kenneth-Conboy & Dale Andradé
Lược dịch Nguyễn-đức-Tuấn
GƯƠM THIÊNG ÁI QUỐC
Đã có nhiều bài viết về Nhân Viên Công Tác Diệt Cộng của Nha Kỹ Thuật thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, mà nay còn được biết với nhiều tên như Biệt Kích nhẩy toán, Biệt Kích nhẩy Bắc, BK . . . Nên mục đích của bài viết này cũng chỉ muốn nhằm sáng tỏ thêm về những người con ưu tú của đất nước. Những Kinh Kha của Nước Việt, của Thể Chế Việt Nam Cộng Hòa, đã được hun đúc tinh thần, ý chí và lòng can đảm cùng trau dồi và huấn luyện về kỹ thuật trong tình báo tác chiến, cùng tuyên truyền . . . như thế nào trước khi lên đường xâm nhập Miền Bắc giới tuyến , nơi mà một nửa đất nước ( thời đó) đang bị lầm than bởi chế độ hà khắc Cộng Sản Bắc Việt.
Trong huyết thống Con Rồng Cháu Tiên, với truyền thống di hướng để phát triển và dành giựt sự tốt đẹp cho giống nòi. Đó đã hình thành nơi Dân tộc một tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường. Một đất nước địa linh đã xuất hiện nhiều nhân kiệt trải dài bề dầy lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, nên cho dù qua hai thời kỳ Bắc Thuộc nhưng Bắc Phương vẫn không đồng hóa được dân Việt. Đó là nhờ khí thiêng sông núi! - Khí thiêng sông núi đã hun đúc những chàng trai Nước Việt luôn can đảm mẫn tiệp trong chiến trận để bảo vệ giang sơn gấm vóc. . . - Khí thiêng sông núi đã tạo cho những chàng trai Đất Việt luôn trung kiên trước mọi nhiệm vụ được giao phó. . .
- Khí thiêng sông núi đã hình thành nơi lòng những chàng trai Người Việt một tấm lòng nghĩa hiệp sẵn sàng xả thân vào ngay vùng đất địch để chiến đấu chống bọn cầm quyền CS đã ắp đặt mọi bất công là cái ách đang khoác nặng trên đôi vai người dân miền Bắc. . .
Từ xa xưa, xã hội chúng ta là hình thành một nền tảng luôn ảnh hưởng tinh thần
thiêng liêng từ cha ông ; Ảnh hưởng từ những truyền thuyết lịch sử gây phấn chấn tư duy, tạo khí phách dũng cảm cho giòng giống Lạc Viêt để đi đến chiến thắng vẻ vang và lẫy lừng trước quân thù.
Trong ý niệm đó, Nha Kỹ Thuật đã thành lập một mặt trận để giải phóng miền Bắc lấy tên là MẶT TRẬN GƯƠM THIÊNG ÁI QUỐC .
*
Xưa kia, khi Lê Lợi tụ hợp nghĩa quân ở vùng Lam Sơn để chống lại sự đô hộ của nhà Minh ( từ năm 1407 đến năm 1427). Khởi đầu, nghĩa quân còn yếu, bị thua nhiều lần. Thấy vậy Đức Long Quân ( tức Lạc Long Quân) liền cho nghĩa quân mượn gươm Thần để giết giặc. Nên một hôm, có người đánh cá tên Lê Thuận kéo lưới lên nặng trĩu tưởng được nhiều cá, nhưng hóa ra lại là một thanh gươm. Thận không biết làm gì với thanh gươm, thì vừa lúc đó Lê Lợi dẫn nghĩa quân đi qua. Thận liền dâng gươm cho tướng quân Lê Lợi. Lạ thay, khi Lê Lợi vừa cầm gươm, thì tự nhiên thanh gươm tỏa sáng, lộ rõ hai chữ “Thuận Thiên” đã khắc sâu ở lưỡi gươm.
Từ khi có gươm thần trong tay, tướng quân Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân đánh đâu thắng đó.
Năm sau, khi đuổi được giặc Minh. Lê Lợi lên ngôi xưng Lê Thái Tổ, lấy hiệu là Thuân Thiên, đóng đô tại Thăng Long (Hà Nôi).
Một hôm, nhà vua ngự thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, thấy một con rùa vàng lớn xuất hiện bơi dọc theo mạn thuyền. Sợ thuyền bị chòng chành, nhà vua thuận tay rút kiếm đập lên mu rùa ý đuổi đi. Không ngờ, rùa vàng ngoái cổ há miệng ngoạm chặt gựt lấy thanh gươm, rồi lăn xuống nước.
Vua liền hiểu, đã đến lúc trời đòi lại gươm Thần. Từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên
thành Hồ Hoàn Kiếm ( còn gọi là Hồ Gươm).
Gươm Thiêng Ái Quốc mang tính tác động tâm lý người dân Miền Bắc chống sự xâm lăng của Trung Cộng dưới chiêu bài vỏ bọc “ Tình hữu nghị Việt -Trung đời đời bền vững” , “ Việt Nam- Trung Quốc như môi với răng, môi hở thì răng lạnh”. . . để tiếp tay cho bọn đầu sỏ Cộng Sản Bắc Việt trong vai trò bọn quan thái thú của Trung Cộng đàn áp dân chúng.
Để hỗ trợ Mặt Trận Gươm Thiêng, ngoài đài phát thanh Gươm Thiêng Aùi Quốc phát sóng thẳng vào Miền Bắc, Nha Kỹ Thuật có nhiều đoàn sở khác nhau. Có đoàn sở hoạt động công khai, có đoàn sở hoạt động bí mật. Có ba loại huấn luyện được đề ra:
Huấn luyện bình thường (căn bản) cho một nhận viên cộng tác xâm nhập Miền Bắc (BK). Huấn luyện cao hơn nữa là dành cho các Sĩ Quan đảm trách toán trưởng, được gọi là lớp Toán Trưởng hay lớp RT Cao nhất là lớp huấn luyện để trở thành diệp viên. Để thu nhận, người được tuyển mộ phải qua trắc nghiệm kiểm tra về thông minh, trí nhớ và can đảm. Để sau khi trở thành điệp viên, họ sẽ thích nghi hòa nhập vào mọi vùng hoạt động, để làm những công tác gây tiếng vang, hỗ trợ cho mặt chính trị. . .
Phòng điều động công tác xâm nhập (phòng hành quân) Nha Kỹ Thuật kết hợp với sỉ quan công tác của toán vạch hướng xâm nhập cho toán.
Có ba cách xâm nhập miền Bắc: Đường bộ, đường không và đướng biển.
Mỗi toán xâm nhập đều có tên riêng. Toán viên có bí số và câu an ninh cá nhân mà chỉ riêng sĩ quan công tác phụ trách toán đó biết.
Mổi nhân viên công tác đều được huấn luyện: Về chiến thuật: Tác chiến cá nhân, tổ tam tam chế cho đến cấp tiểu đội. Khái niệm về cấp trung đội. . .
Vũ khí: Sử dụng thành thạo vũ khí cá nhân và cộng đồng của cả hai phía Tự Do và
Cộng Sản đến cấp đại đội (57 ly không giật, 3.5 , Súng cối 60 ly, B40, B41 …)
Về nhẩy dù: Khó khăn và nguy hiểm nhất là nhẩy ban đêm vào cây và xuống đất bằng dây, để thích hợp với rừng núi hiểm trở Bắc Việt.
Phá hoại: Biết tính năng từng loại chất nổ và tự tạo các loại mìn. Nhân viên phá
hoại phải thành thạo tính toán khối lượng chất nổ cho đủ để phá cầu, đường, kho hàng. . . hay phá cây rừng lập bãi cho trức thăng đáp khẩn cấp. . .
Mưu sinh và địa hình: Sử dụng bản đồ và điạ bàn. Thực tập và nhận biết các loại lá cây rừng có thể ăn được. . . Các loại bẫy để bắt cá chim muông thú rừng làm thức ăn . . .
Truyền tin dùng tín hiệu Morse, nhân viên truyền tin mã hóa công điện theo bản mã trước khi chuyển và thu âm cách chuyển phím (nhấn manip) của từng người để hiệu thính viên của trung ương nhận dạng người đánh công điện. . . .
Thám sát : Nhân viên công tác khi thám sát phải biết đặt các máy sensor, cùng kết hợp với mắt và tai để đánh gía mục tiêu quan sát. Quan trọng nhất là thám sát đường khi có đoàn xe bít bùng chạy qua, đánh gía xe chở hàng
nặng nhẹ. . .
Tâm lý chiến và tuyên truyền: Nhân viên công tác phải thực tập làm các câu ca
dao châm biếm chế đô cộng sản. In truyền đơn bằng phương pháp thủ công và rải truyền đơn vào làng bằng đạn chứa truyền đơn 3.5 phóng bằng ống giấy. . .
Đó là sơ qua vài điểm huấn luyện để trở thành một nhân viên công tác. Điều quan trọng cốt yếu nhất là tinh thần. Nào ai hiểu được tâm trạng của những chiến sĩ can trường này ra sao? Khi bản thân họ nhẩy ra khỏi cửa máy bay trên không phận Bắc Việt giữa đêm tối, hay rời tốc đỉnh bơi ngầm dưới nước biển lạnh lẽo vào bờ bằng ống hơi. Sao đó họ chiến đấu đơn độc, không hậu phương hỗ trợ. Cái lạnh lẽo của rừng núi, dăm ba người dựa lưng vào nhau đó là thành trì. Lở ho một tiếng có thể mất mạng, sai hướng đi là tự sát. Cẩn thận e dè, nhưng phải tiến. Họ không có hướng lùi, hay nghỉ ngơi. Gia đình, người thân yêu, miền Nam là cửa đóng. Ngày đêm họ căng mắt cho nhiệm vụ và mạng sống. Nếp sống thật khổ cực, rau xanh là lá rừng, lương khô và chỉ có lương khô. Không một dấu vết để lại, không một bằng chứng đã đi qua. . .
Quả là những ý chí sắt thép, họ đã sớm hy sinh tuổi trẻ tươi vui để dành cho lý tưởng và bầu nhiệt huyết :
Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống đồng đồng tĩnh, lên đoài đoài doài tan.
Họ muốn xây dựng thể chế tự do, niềm yêu thương, sự công bằng, tính bác ái và tự do tín ngưỡng đến cho dân Miền Bắc. Nên cho dù bị tù đày, bị tra tấn, cùm xiềng họ vẫn không hề nhụt nhuệ khí. Khắp các trại tù CS miền Bắc mà họ trải qua đều đã chứng tỏ sức bất khuất của họ, mà bọn cán bộ phải thừa nhận không sao khuất phục được! Họ hình thành như một đội ngũ khí phách và ngang tàng giữa trại giam CS.
Được tôi luyện trong tinh thần qủa cảm và anh dũng, sẵng sàng hy sinh. Nên cho đên bây giờ họ vẫn giữ khí phách đấu tranh chống bất công hay chèn ép mà không hề e ngại trước bất cứ mốt thế lực nào.
Nếu có sự đánh gía! Thực thể họ là cả một sự khâm phục!
TRÂM NGUYỄN
Tài Liệu Tuyên Truyền của web-site Việt Cộng ( chỉ dành cho nghiên cứu)
HOẠT ĐỘNG TÂM LÝ CHIẾN CHỐNG LẠI BẮC VIỆT NAM
Vào năm 1965, SOG đã mở rộng đề án Humidor một cách đáng kể. Ở thời kỳ cao điểm, đề án bao gồm hàng loạt nội dung hoạt động. Vậy, hoạt động tâm lý chiến của SOG bao gồm những gì và được chỉ đạo ra sao?
Gươm thiêng ái quốc
Hoạt động phức tạp nhất của OP39 là tạo ra trong ý tưởng của người Bắc Việt Nam một tổ chức chống đối giả tạo. CIA đã sử dụng bài này trong nhiều chiến dịch ngầm khác. Trên thực tế, Herb Weisshart giải thích "ý tưởng này được dựa trên một chương trình phát triển phong trào chống đối giả tương tự được thực hiện từ 1952 và kéo dài đến 1963 ở một nơi nào đó".1 Với các công tác đã qua và sự hiểu biết về Trung Quốc của Weisshart, "một nơi nào đó” ở đây có lẽ là Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Để tạo ra một tổ chức giả, theo thuật ngữ tình báo, phải tạo ra một lý do tồn tại, hay một câu chuyện đáng tin cậy cho tổ chức ấy. Weisshart nói như sau: "Ngay sau khi tôi đến Sài Gòn (năm 1963), tôi cố tìm ra một lý do và một hình tượng nào đó dễ nhận biết cho phong trào chống đối giả tạo ở miền Bắc. Các nhân viên của tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo truyền đơn, tờ rơi, chương trình phát thanh và chống đối chiến giả. Chúng tôi thường trò chuyện với người Việt Nam và biết được câu chuyện chiếc gươm thần.2
Thực ra, Weisshart cố tìm ra cách gắn phong trào chống đối giả này với một sự kiện quan trọng trong lịch sử và truyền thuyết Việt Nam vào thời điểm các thế lực Phong kiến Trung Quốc xâm lược Việt Nam thế kỷ XV- Triều Minh, thành lập năm 1368, sau khi đánh thắng quân Mông Cổ đã điều động một đạo quân khổng lồ xâm lược Việt Nam năm 1406. Sau một năm giao tranh, Việt Nam bị nhà Minh đô hộ. Ách đô hộ của nhà Minh vô cùng khắc nghiệt, dẫn đến việc hình thành một phong trào khởi nghĩa Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa này do Lê Lợi, một chủ đất ở vùng Thanh Hoá, lãnh đạo.
Cách Lê Lợi hình thành và tiến hành cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 10 năm chống quân xâm lược là một câu chuyện dài và phức tạp. Cuộc chiến đó liên quan tới những sáng tạo về quân sự, chính trị và tâm lý. Ví dụ để tạo ra uy tín và giành sự ủng hộ của nông dân, Lê Lợi đã sử dụng hoạt động tâm lý mà người Trung Quốc đã từng áp dụng. "Sử dụng mực là mỡ động vật, Lê Lợi cho viết lên lá cây "Lê Lợi là vua"... khi kiến ăn hết mỡ, dòng chữ này hiện lên trên lá. Việc này làm cho mọi người tin là ý trời và hàng nghìn nông dân đi theo Lê Lợi".3 Lê Lợi sau đó bắt đầu tuyển mộ nông dân tiến hành khởi nghĩa giành độc lập. Tuy nhiên, do thế nhà Minh rất mạnh, Lê Lợi phải đi vào hoạt động bí mật.
Lê Lợi nhận ra rằng sẽ là tự sát nếu giao chiến với quân Minh theo cách thông thường. Kẻ thù quá mạnh. Vì vậy, ông chủ trương sử dụng chiến thuật du kích. Từ căn cứ ở vùng núi Hà Tĩnh, Lê Lợi tổ chức tấn công bất ngờ các lực lượng quân Minh ở Việt Nam. Năm 1428, quân Trung Quốc rút chạy khỏi Việt Nam. Ông lên ngôi vua, lấy tên hiệu Lê Thái Tổ và thành lập triều Lê kéo dài hơn 3 thế kỷ.
Trong lịch sử Việt Nam, Lê Lợi được coi là kiến trúc sư của đoàn kết dân tộc và là vị lãnh đạo không bao giờ nhụt ý chí đánh đuổi quân Minh xâm lược. Song song với những sự thật lịch sử này, có truyền thuyết về lý do Lê Lợi đánh thắng quân Minh vốn hùng mạnh hơn nhiều. Và câu chuyện đó gắn liền với thanh gươm thần mà ông đã sử dụng trong chiến tranh giải phóng.
Theo truyền thuyết, sau khi đánh bại quân Minh và lên ngôi vua, Lê Thái Tổ đóng đô tại Hà Nội. Một hôm, ông đi thuyền trên hồ Lục Thuỷ ở giữa kinh đô thì một con rùa lớn hiện lên. Khi nhà vua rút gươm ra để tự vệ, con rùa nhanh chóng há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống hồ sâu và đi mất. Vua bực lắm sai người tát cạn hồ, nhưng không tìm thấy cả rùa lẫn gươm báu. Về sau người đời nói rằng cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của Lê Lợi là "mệnh trời". Hay nói cách khác thần thánh đã cho ông mượn kiếm báu để đánh đuổi quân Minh và sau khi làm xong sứ mạng, ông phải trao trả kiếm. Kiếm được giữ an toàn trong hồ để sau này có thể sử dụng khi cần thiết. Để ghi nhận công lao của kiếm báu, nhà vua đổi tên hồ thành Hồ Hoàn Kiếm.
Tất cả những điều trên là quá tốt, Weisshart nghĩ. Đây là hình tượng hoàn hảo cho linh hồn của một phong trào chống đối giả mà ông muốn đưa thành yếu tố trung tâm của chiến dịch tâm lý chiến của OP39. Weisshart quyết định đặt tên cho phong trào đó là "Gươm thiêng ái quốc" - SSPL - nhằm tạo ra sự liên tưởng tới cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược của Lê Lợi đầu thế kỷ thứ XV.
SSPL đại diện cho ai và tại sao họ phải tổ chức phong trào bí mật chống chính phủ Hà Nội? Cũng như Lê Lợi, lãnh đạo của "Gươm thiêng ái quốc" là người theo chủ nghĩa dân tộc. Weisshart khoác cho họ lý lịch là cựu thành viên của Việt Minh, người đã đấu tranh chống thực dân Pháp. Theo câu chuyện được dựng lên, họ trở nên vỡ mộng với chính quyền Cộng sản ở miền Bắc sau chương trình cải cách ruộng đất khởi đầu năm 1953. Vào mùa hè 1956, sự quá tả của cải cách ruộng đất đã tạo nên phản ứng ở một số nơi. Đó là những sự kiện có sẵn mà Weisshart chỉ việc gắn nó vào SSPL. Theo câu chuyện do Weisshart vẽ ra, SSPL được hình thành từ các cuộc bạo loạn đúng thời kỳ cải cách ruộng đất. Sự đàn áp của chính quyền đã tạo ra SSPL. Điều đó nghe có vẻ đáng tin cậy.4
Chính phủ Hà Nội đã phản ứng nhanh chóng với sự mất trật tự trên và dẹp yên tình hình. Weisshart lấy đó là lý do buộc SSPL phải chuyển sang hoạt động bí mật như Lê Lợi đã từng làm. SSPL phải lánh vào vùng núi thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nơi Lê Lợi đã từng sử dụng làm căn cứ của cuộc khởi nghĩa. Những người lãnh đạo giả hiệu của tổ chức “Gươm thiêng ái quốc" là người mang họ hoặc có tên là Lê. Ví dụ, người thành lập SSPL là Lê Quốc Hùng. "Tháng 12-1961, phong trào tổ chức đại hội lần thứ nhất và Lê Quốc Hùng được bầu làm chủ tịch".5
Sau đó, những người tạo ra hình hài của OP39 phải đề ra mục đích của SSPL. SSPL đang đấu tranh vì cái gì và hy vọng đạt được gì? Là một tổ chức của những người dân tộc chủ nghĩa, SSPL tuyên bố chống lại sự ảnh hưởng của nước ngoài ở Việt Nam, bất kể là sự giúp đỡ bạn bè, chiếm đóng trên thực tế hoặc cường quốc nước ngoài muốn thống trị Việt Nam dưới hình thức tinh vi nào đó. Vì vậy, trong tuyên truyền, SSPL tuyên bố tất cả quân đội, cố vấn và ảnh hưởng của nước ngoài phải bị loại bỏ khỏi cả Bắc và Nam Việt Nam. SSPL phê phán lãnh đạo Đảng Cộng sản ngả theo Trung Quốc. Họ đang trở thành bù nhìn của cựu thù mà trong suốt chiều dài lịch sử đã tìm mọi cách biến Việt Nam thành chư hầu. Trung Quốc ngày nay cũng vậy, họ đang sử dụng chủ nghĩa quốc tế vô sản làm bình phong che đậy âm mưu thực sự buộc Việt Nam lệ thuộc vào trung Quốc. Cộng sản, nhà Minh, hoặc ai chăng nữa đều là người Trung Quốc và đều có chung ý đồ đó. Phải không cho họ đụng đến Việt Nam.6
Trung Quốc đang sử dụng Việt Nam là lực lượng xung kích chống Mỹ. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có bài học cay đắng ở Triều Tiên. Trung Quốc đã nếm trải khó khăn và thiệt hại trong cuộc chiến trực tiếp, mặt đối mặt với quân đội Mỹ. Do vậy tốt hơn cả là có ai đó chiến đấu và chết thay cho mình. SSPL tuyên truyền rằng Trung Quốc quá sung sướng khi chiến đấu với Mỹ cho đến người Việt Nam cuối cùng. Hà Nội đã làm Việt Nam bị cuốn vào cuộc xung đột Trung - Mỹ. Đối với Trung Quốc, đó là hành động nhất cử lưỡng tiện. Mỹ thì bị sa lầy vào cuộc chiến tranh kéo dài hao tốn tiền của. Còn Việt Nam thì bị suy yếu đến mức không còn con đường nào khác ngoài việc trở thành chư hầu của Trung Quốc. SSPL tuyên bố Hà Nội cần phải thay đổi chính sách.
Trong tuyên truyền, SSPL khoe rằng các chi bộ bí mật đang phát triển nhanh chóng vì thu hút được những người theo chủ nghĩa dân tộc. Năm 1965, SSPL tuyên bố có 10.000 thành viên, trong đó có "1.600 quân chính quy".7
Sau đó, Weisshart quyết định đã đến lúc truyền đi thông điệp của SSPL. Weisshart cần một đài phát thanh và tháng 4-1965 đài tiếng nói của Gươm thiêng ái quốc ra đời tại “vùng núi tỉnh Hà Tĩnh", căn cứ của Lê Lợi. OP39 bắt đầu sản xuất truyền đơn, tờ rơi để tung vào miền Bắc qua đường không. Để rải số truyền đơn này, SOG thuê nhân viên của nước thứ ba thực hiện các chuyến bay xâm nhập miền Bắc. Phi công của Quốc dân đảng Trung Quốc, với danh nghĩa người làm thuê, lái những chiếc máy bay không số hiệu để thả truyền đơn. Trước khi thực hiện những phi vụ này, họ đã hợp tác với CIA ở châu Á từ đầu thập kỷ 50.
Thông qua những phương tiện tuyên truyền trên, SSPL bắt đầu tuyên bố duy trì tổ chức bí mật ở miền Bắc không chỉ với nhiệm vụ phát triển tổ chức, rải truyền đơn mà còn giải phóng lãnh thổ. SSPL nói rằng hoạt động giải phóng này diễn ra bên dưới vĩ tuyến 19, nơi SSPL duy trì "an toàn khu”.8
Vào cuối năm 1964, hoạt động SSPL đã bắt đầu khởi động. Weisshart và OP39 đã tạo ra lý lịch của SSPL dựa trên truyền thuyết và sự thực lịch sử của Việt Nam. Họ đã chơi con bài Trung Quốc để làm giảm uy tín các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và làm suy yếu việc tiến hành chiến tranh. Đó là sự khởi đầu tốt đẹp. Bước tiếp theo là làm cho câu chuyện giả này đáng tin hơn. Để làm điều đó, SSPL cần một vùng giải phóng nơi OP39 có thể đưa công dân miền Bắc tới tuyên truyền. Tuy nhiên đó là công việc không mấy dễ dàng.
Subscribe to:
Posts (Atom)