Friday, July 10, 2009
Nhớ Về Trường Sơn
Từ trước đến nay đã có nhiều sách, bài được viết dưới thể loại Hồi Ký về các trận đánh lẫy lừng của các Quân , Binh Chủng thuộc QLVNCH; các trận đánh và các địa danh đã dược ghi vào chiến sử của VNCH và các nước khác trên thế giới; những chiến trận này được thực hiện bời những đại đơn vị , ít nhất cũng là cấp Đại đội. Nhưng rất ít bài mô tả những cuộc hành quân cấp toán ( 4,6 người) của các Toán Trinh Sát Tiểu Khu, Trung Đoàn, Sư Đoàn BB, Sư Đoàn Nhẩy Dù, TQLC, các toán Delta của LLĐB.... và lại càng hiếm hoi hơn là các Toán Lôi Hổ, thuộc Sở Liên Lạc và Sở Công Tác trực thuộc Nha Kỹ Thuât/TTM. Các Toán này âm thầm hành quân len lỏi trong các Căn Cứ Địa của Cộng Sản bên kia biên giới của Việt Nam, thuộc vùng dất Lào và Cam Bốt, giũa rừng già heo hút của dãy Trường Sơn chập chùng. LẺ LOI và ÂM THẦM, đó là tính chất hành quân cũa các người lính Biệt Kích có tên gọi nghe hiền lành : NHA KỸ THUẬT. Ngoài ra còn các chàng Người Nhái Biệt Hải thuộc Sỏ Phòng Vệ Duyên Hải và các bậc đàn anh thuộc “Sở Bắc” (SB) đã từng nhảy xâm nhập ra đất Bắc vào những năm dầu của thập niên 60, điển hình như “ Người tù kiệt xuất : Đ/Úy Nguyễn hữu Luyện “
Hầu như ít người biết đến cái tên NHA KỸ THUẬT. Tên gọi này nghe rất hiền lành như một đơn vị lo về cơ khí, máy móc hoặc về ngành nghề có tính cách chuyên môn. Hoặc nếu có người biết đôi chút thì họ đều nghĩ rằng đơn vị Nha Kỹ Thuật thuộc Phòng 7 TTM. Tất cả những hiểu biết ít ỏi này cộng thêm với những giai thoại được thổi phồng tạo thành một huyền thoại cho các chàng BIệt Kích này.
Bài này được viết theo lời đề nghị của Ban Biên Tập báo LÝ TƯỞNG của Không Quân VNCH, tiếp theo một bài dược tôi kể lại về một lần tôi bị SA.7 bắn rớt ở mặt trận Quảng Đức vào cuối năm 1973, cũng đăng trên tập san này , số 3/2004. Phi vụ này tôi bay cùng với Pilot Bắc Đâu 65 trên phi cơ L.19 của PĐ118/SD6KQ
Những chi tiết liên quan đến các đơn vị thuộc Nha Kỹ Thuật trong bài này được tôi trình bày theo những hiểu biết sẵn có của cá nhân tôi cũng như những mô tả các lần nhảy toán là do chính bản thân tôi tham dự. Những thiếu sót ngoài tầm hiểu biết của tôi, xin các Niên Trưởng cũng như các chiến hữu cùng chung đơn vị bổ sung thêm để xóa tan những hiểu biết lệch lạc về đơn vị Nha Kỹ Thuật.
@ @ @
Sau 13 chuyến nhảy toán, tôi được Trung Tá CHT/CD2XK gọi lên và chuyển tôi qua đi bay với chức vụ là SQ Tiền Không Sát. Sở dĩ có vụ này là vì trong thời gian đi toán, tôi thường hàng đêm la cà ở Câu Lạc Bộ dể nhậu nhẹt với bạn bè và đùa với mấy em chiêu đãi cho vui. Trong số bạn bè này có vài người Mỹ, họ cũng là quân nhân của Liên Đoàn 5 LLĐB Hoa Kỳ mà ngành hoạt động của chúng tôi là một phần trong kế hoạch của Mỹ dưới tên là MACV-SOG (Military Assistant Command Vietnam of Studies & Observation Group ). Trong lúc giao tiếp hay vui chơi nhậu nhẹt, tôi cũng talk líp lơ với họ nên có một vài SQ biết được, cho nên khi đơn vị cần 1 SQ TKS, anh này đã đề nghị tôi. Thế là từ đó tôi chấm dứt “nghề” nhảy toán, chuyển qua “nghề” bay bổng.
Ngày bắt đầu nghề mới, tôi đi bay với 1 SQ /TKS đương nhiệm bằng chiếc U.17 của PĐ.110. Anh này hướng dẫn cho tôi cách nhìn trên địa hình và bản đồ, cách liên lạc vô tuyến với hệ thống vô tuyến trên phi cơ ( FM, UHF, VHF ), rôi nào là đồng hồ cao độ, la bàn điện, la bàn từ, nào là đồng hồ tốc độ, đồng hồ RPM, chân trời giả với viên bi ....ôi thôi tùm lum tà la. Và sau 1 chuyến thử gió, khi đáp xuống tôi cầm một bọc đầy ắp Làm sao mà chịu nổi khi ngồi trên phi cơ cứ hết xoay bên này rồi lại ngó bên kia đến chóng mặt rồi các bố pilot cứ chống cánh quay vòng vòng để tôi quan sát; tôi thấy nghề này coi bộ không khá với tôi rồi đó. Tối hôm đó tôi mệt nhoài vì nôn ọe tới mật xanh, mật vàng.
@ @ @
Thời gian “huấn luyện”, tôi phải theo các “thầy” đi bay với U.17 để tập liên lạc với toán dưới đất, tập chấm tọa độ khi toán cần xác định điểm dứng, rồi trong những chuyến thả và rước toán, tôi monitor trên vô tuyến để biết cách thức điều khiển và hướng dẫn phi cơ ( Trực thăng, gunship, Cobra, khu trục ) khi thả hoặc rước toán. Từ trên cao nhìn xuồng thấy cảnh thả hay rước toán với những hoạt động nhịp nhàng của phi cơ O.2, Cobra, trưc thăng H.34 khiến tôi liên tưởng tớithời gian trước đây, khi tôi đươc thả chắc cũng giống như thế này vì bài bản thì cũng như nhau mà thôi. Từ trên cao, tôi nhìn thấy Cobra bay lượn vòng quanh bãi ( LZ ) với cánh quạt một bên dược sơn trắng cho dễ quan sát, rồi sau đó chiếc H.34 chở toán tiến theo trục để vô bãi rồi đáp xuống. Tôi dặt ống nhòm nhìn thấy toán nhảy ra chạy vô bìa rừng v.v ... Lúc đó tôi có cảm giác thật an toàn khi ngồi trong phi cơ trong khi các bạn bè bắt đầu cho 7 ngày lặn lội trong rừng. Qua liên lạc giưa toán và phi cơ, tôi nghe giọng nói của toán trưởng báo cáo toán xuống đất an toàn bằng một giọng nói chỉ phát bằng hơi gió.
Sau vài ngày huấn luyện như thế, tôi dược chuyển qua bay với L.19 (O.1) cũng của PD110, có nghĩa là chỉ có tôi và Pilot và cũng có nghĩa là tôi phải làm việc một mình với nhiệm vụ là liên lạc với các toán hành quân ở những mục tiêu gần căn cứ xuất phát vì L.19 đâu có khả năng bay xa. Dạo này tôi đã quen quen nên không bị say sóng nữa, nhờ đó cảm thấy đỡ mệt vì “ rải truyền đơn “. Tuy thế, lúc nào đi bay tôi cũng phải thủ một túi giấy.cho chắc ăn.
Cũng nói sơ qua về binh chủng của tôi một tí !
Thiệt ra tôi cũng không hiểu danh tứ “Lôi Hổ” từ đâu mà có và có từ bao giờ, chỉ biết rằng khi tôi về đơn vị thì biết là mình đang ở Lôi Hổ và tôi cũng hãnh diện khi mọi người biết tôi là Lôi Hổ. Nghe tên thì có vẻ dữ dằn, ghê góm thật cộng thêm những huyền thoại : nào là trước khi đi nhảy được lãnh tiền tử trước, nào là lính này có nhiệm vụ nguy hiểm và gan góc là : “ chó chạy đường mòn”, có nghĩa là khi vô căn cứ địch, tụi tôi có nhiệm vụ chạy trên đường mòn để dụ địch xuất hiện rồi kêu máy bay tới dội bom, nào là lính loại này “ Sáng ăn phở ở Hà Nội, chiều uống cà phê ơ Saigon “ v..v.... Ôi thôi đủ thứ huyền thoại được tạo nên bởi những người xung quanh công với các bố lính Biệt kích “ nổ “ thêm cho ra vẻ ta đây, rồi các đơn vị bạn không biết nhiều về tụi tôi lại cho chúng tôi thuộc “ Phòng 7 “ của Bộ TTM, có vẻ như là “ phản gián “. hoặc là điệp viên 007 không bằng. Mà quả thật tụi tôi là “ gián diệp “ thật vì với VC, chúng gọi tụi tôi là “ điệp “, có nghĩa là gian diệp mỗi khi toán tụi tôi dược thả xuống. Tôi cũng có góp phần trong vụ “nổ” này: Hồi mới ra trường, trong một lần về phép Saigon sau 1 chuyến hành quân, tôi đi chơi bị 1 toán tuần cảnh hỗn hợp chận xét giấy tờ dọc đường, trong đớ có vài ba chàng SVSQ Thủ Đức. Tôi bèn không đưa Chứng chỉ tại ngũ hay Căn cước quân nhân gì cả, mà đưa cho các chàng này coi thẻ toàn tiếng Mỹ, trong dó có tên, cấp bậc bằng tiếng Anh và một dọc số Serial Number, cuối hàng số này là 3 chữ CIA, thế là các chàng nhìn tôi vơi vẻ khâm phục.Thật ra tấm thẻ này chỉ là thẻ cấp phát cho các Biệt kích quân để ra vào cổng doanh trại mà thôi, tôi lên văn phòng Đại Đợi Thám Sát của Mỹ lấy một tấm, bỏ vô máy chữ gõ như đã nói ở trên. và cũng chỉ có thế mà thôi chứ đâu có dán hình ảnh gì.
Gọi là binh chủng chứ thật ra đơn vị chúng tôi được coi như tương đương cấp Trung Doàn so với BB , có tên gọi nghe rất là hiền từ, trái ngược hẳn với nhiệm vụ mà chúng tôi phải đảm trách : “ Sỏ LIÊN LẠC/NHA KỸ THUẬT”, nghe có vẻ như là lính văn phòng, chỉ chạy lông nhông để liên lạc các đơn vị với nhau hay mang công văn, văn thư cho các nơi.
Xuất xứ của Sở tư hồi nào thì tôi không rõ vì tôi đáo nhậm dơn vị mới sau này, năm 1969. Trong khi theo tôi nghe nói thì Sỏ Liên Lạc được thành lập từ lâu lắm rồi và mãi gần đây, theo bài viết trong bản tin “ Gia Đình Nha Kỹ Thuật “ của Th/Tá` Emile, nguyên là Chánh văn phòng của Đại Tá Đoàn văn Nu, Giám Đốc NKT, tôi mới biết rõ thêm về xuất xứ của Sở Liên Lạc và Nha Kỹ Thuật.
@ @ @
Tiền thân của Sở Liên Lạc là Sở Khai Thác Địa Hình, trực thuộc Phủ Tổng Thống, do cố Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy, chuyên phụ trách về tình báo quốc nội cũng như quốc ngoại dưới sự chỉ đạo trưc tiếp của Cố Vấn Ngô đình Nhu hay Tổng Thống Ngô đình Diệm. Trông cơ cấu tổ chức của Sở, phòng E hay phòng 45 chuyên đặc trách các hoạt động thu thập tin tình báo tại miền Bắc Vĩ tuyến 17 với các hệ thống tình báo nằm vùng hay xâm nhập từ miền Nam hay từ Đệ tam quốc gia. Phòng E hay 45 sau còn dươc gọi là SB ( Sở Bắc )
Vào đầu năm 1963, Sở Khai Thác Địa Hình được biến cải thành Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt với hai đơn vị nòng cốt là Liên Doàn 77 và Liên Đoàn 31 cũng do Đại Tá Lê Quang Tung làm Tư Lệnh.. Sở Bắc vẫn còn tiếp tục hoạt động, nằm trong cơ cấu tổ chức của BTL/LLĐB và vẫn duy trì phối hợp với cơ quan Combined Studies của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ. Sau cuộc chính biến 1.11.1963, Đại Tá Lê Quang Tung bị sát hại, LLĐB đã được chỉ huy bởi một số Tướng lãnh và được dời về Nha Trang.. Kể từ lúc này, SB được tách rời khỏi Binh chủng LLĐB, lấy tên là Sở Khai Thác thuôc Bộ TTM. và vẫn duy trì các công tác đặc biệt. Vị Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của đon vị này là Đại Tá Trần văn Hổ. Cơ quan MAAG, Cơ quan Cố Vấn Quân Sự Hoa Ky,ụ được cải danh xưng là MACV và một bộ phận yểm trơ và cố vấn cho Sơ Khai Thác đươc gọi là MACV-SOG ( Studies and Observation Group ) hay Special Operations Group với nhiệm vụ thi hành kế hoạch OP34A ( Operation Plan) trên vùng đất Bắc Việt.
Sở Liên Lạc cũng được thành lập vào thời gian này và cũng trưc thuộc Bộ Tổng Tham Mưu (SLL/TTM). Sở này đảm trách các công tác xâm nhập ngoại biên trên đất Lào và Cam Bốt. Các toán thám sát được gọi là Lôi Hổ (Thundering Tiger) có nhiệm vụ thám sát ghi nhận dấu vết hoạt động của địch, phá hoại các mục tiêu trọng yếu của địch, chỉ điểm các mục tiêu cho Không quân oanh kích v.v,,,Ngoài ra trong các chuyến hành quân nhảy toán, nhiệm vụ bắt sống tù binh CS là công tác hàng đầu cần phải thực hiện bất cứ lúc nào có thể được vì tù binh là nguồn tin tức quý giá với tính chất xác thực va sớm nhất trong lãnh vưc khai thác tin tức tình báo.ụ Vị Chỉ Huy Trưởng đấu tiên của SLL là Đại Tá Hồ Tiêu gốc Sư Đoàn Dù. Liên tiếp những vị Chỉ Huy sau đó cũng đều từ SDND chuyển qua.
Bộ Chỉ Huy SLL đặt tại Saigon, ngay cạnh sân banh Quân Đội ở Tan Sơn Nhứt và ba Chiến Đoàn đồn trú tại các khu vực khác nhau thích hợp với khu vực mục tiêu mà mỗi Chiến Đoàn dảm trách;
1. Chiến Đoàn 1/SLL (CCN) đồn trú tại Đà Nẵng.
2. Chiến Đoàn 2/SLL (CCC) “ Kontum ( Còn được gọi là B.15)
3. Chiến Đoàn 3/SLL (CCS) “ Ban Mê Thuột ( Duoc goi là B50)
Song song với các Chiến Đoàn này, MACV-SOG cũng có cơ sở hành quân cấp toán riêng rẽ, cùng đồn trú chung một doanh trại với Chiến Đoàn. mà chúng tôi gọi dơn vị Mỹ lá “Phía Đối Nhiệm”. Tên gọi của Mỹ là CCN ( Command and Control North), CCC (Command and Control Central), CCS ( Command and Control South). Có nghĩa là hai đơn vị Mỹ-Việt cùng chia nhau khu vực trách nhiệm dể thả toán vô những mục tiêu được cả hai BCH phối hợp chọn lựa.
Sơ đồ tổ chức là như thế, còn thành phần tham dự thì hầu hết chỉ là SQ, HSQ Cán Bộ, tức là lính của QLVNCH đàng hoàng, có số quân, có Chứng Chỉ tại ngũ. Riêng hàng ngũ binh lính thì được tuyển chọn tại địa phương nơi trú đóng và được gọi là Biệt Kích Quân (SCU), tức là lính do Mỹ trả lương, không thuộc quân số của QLVNCH và được gọi theo danh từ thông dụng là Biệt Kích Mỹ. Ngoài một số lớn là người dân địa phương đầu quân vào Biệt Kích, còn có một số khác là lính đào ngũ từ các dơn vị của QLVNCH tình nguyện đầu quân vào đơn vị chúng tôi. Thì cũng “ lọt sàng xuống nia “ thôi chứ đâu co mất mát đi đâu mà sợ.
Mỗi Chiến Đoàn gồm 1 Đại Đội Thám Sát với từ 10 đến 12 toán, 1 Đại Đội An Ninh, 3 Đại Đội Trừ Bị. Mỗi toán Thám Sát có từ 10 đến 12 người được chỉ huy bởi 1 SQ Toán Trưởng, 1 HSQ toán phó và 10 Biệt Kích Quân. Một Ch/Úy ra trường với khả năng là Trung đội Trưởng nhưng về binh chủng này chỉ huy chỉ có một Tiểu đội mà thôi nhưng là 1 tiểu đội thiện chiến với khả năng trihh sát, kinh nghiệm hành quân trong rừng rất dày dạn. Từy quân số là như thế nhưng mỗi lần hành quân chỉ tham dự có từ 6 đến 8 người mà thôi. Lý do : thay phiên nhau nghỉ. Vã lại với hình thưc hành quân cấp toán trong rừng Trường Sơn thì đi càng ít càng tốt và càng thuận tiện cho phương tiện trưc thăng khi thả và rước. Đã có lần tôi dẫn toán đi nhảy chỉ có 4 người, nghĩa là tôi, toán phó và 2 người lính BKQ nữa mà thôi. Lần đó chúng tôi không mang theo máy truyền tin PRC.25 như mọi lần mà mang một loại máy liên lạc cũng băng tần FM nhưng chỉ có kích thước quãng 8cm x 12cm, bỏ rất gọn trong túi áo trận. Nghe thì có vẻ “hiu hắt” thật nhưng chúng tôi di chuyển rất thuận lơi, êm thắm, nhanh chóng, chui rúc cũng dễ dàng, Nhiệm vụ của toán Lôi Hổ là thám sát theo dõi, tìm kiếm dấu vết hoạt động của VC chứ đâu phải để nghênh chiến nên đi càng ít càng khỏe và lỡ có tao ngộ chiến hay bị địch theo dõi ngay từ đầu thì nổ súng xong là dzọt ngay rồi sau đó giao lại cho Không Quân làm việc với VC ở dưới đất. Nhiệm vụ của chúng tôi cũng tương tự như các toán Delta của Binh chủng LLĐB, chỉ khác phạm vi hoạt động là các toán Delta chỉ nhảy trong nội địa, còn chúng tôi nhảy bên kia biên giói Việt-Miên-Lào.
Chiến Đoan 1 XK , hay CCN, đảm trách khu vực hoạt động vùng Thượng và Trung Lào, Khu vực này rất hiểm trở vì toàn núi rừng dày đặc, lội cũng mệt mà vấn đề tìm bãi đáp (LZ) cũng khó
Chiến Đoàn 2 XK hay CCC đảm trách khu vực Hạ Lào bao gồm vùng Tam Biên, và Đông Bắc Cam Bốt với Căn Cứ địa 701 và 702. Doanh trại đóng tại thành phố Kontum, Can cứ Xuất phát thì tùy từng mục tiêu, thường là Dakto, , Đức Cơ, Plei Djreng hay Lệ Minh. Đây là các trại biên phòng của LLĐB mà chúng tôi sử dụng làm Căn Cứ Xuất Phát để xâm nhâp qua bên kia biên giới vì các trại LLĐB đều có sân bay để các loại phi cơ vận tải có thể đáp tiếp tế, do đó trưc thăng và phi cơ quan sát của chúng tôi dư khả năng sử dụng. Tại đây cũng có nhiên liệu và đạn dược để refill sau mỗi chuyến vượt biên giới để thả hay rước toán.
Tôi không biết tên gọi B.15 dược xuất phát từ đâu và từ bao giờ, nhưng ở Kontum khi được nói đến tên gọi này là mọi người, quân cũng như dân, đều biết đó là tên dơn vị Lôi Hổ đồn trú tại Kontum, bên kia sông Dakbla, từ hướng Pleiku đi lên trước khi vào thành phố Kontum. Tôi thuộc CĐ2XK/SLL kể từ ngày ra trường cho đến khi bị thương vì SA.7 mới thuyên chuyển về CĐ1XK/SLL, lúc này đang đồn trú tại Biên Hòa, quãng 4/74 cho dên ngày sập tiệm. Tính ra tôi đã phục vụ ở CĐ2XK/SLL được hơn 5 năm. dọ đó tôi am tường hoạt động của đơn vị này nhiều hơn
Chiến Đoàn 3 XK : hay CCS, đảm trách vùng Bắc Cam Bốt trở xuống. Căn cứ Xuất Phát là trại Tiêu A Ta và Quản Lợi.
Vào quãng năm 1964-65, Sở Khai Thác được cải danh là Sở Kỹ Thuật/TTM và sau đó không bao lâu Sở này được nâng lên là Nha Kỹ Thuật/TTM, được chỉ huy bởi một Giám Đốc, có cấp số tương đương là Tư Lệnh Sư Đoàn. Danh xưng này chỉ là vỏ bọc của tên gọi được Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu dặt là “ Bộ Tư Lệnh Chiến tranh Ngoại Lệ “. ( Unconventional Warfare Headquarter ). Nha Kỹ Thuật lúc đó gồm các Sở như :
- Sở Liên Lạc
- Đoàn 11 và Đoàn 68
- Sở Không Yểm ( liên quan đến Không Quân )
- Sở Phòng Vệ Duyên Hải ( liên quan đến HQ và Người Nhái)
- Sở Tâm Lý Chiến ( Đảm trách các đài Phát thanh Mẹ Viet Nam va
Gươm Thiêng Ái Quốc.và các nghiệp vụ về Tâm Lý Chiên )
- Trung Tâm Huấn Luyện Quyết Thắng tại Long Thành.
- Sở Công Tác ( Gồm Doàn 11 và Doàn 68 dã có từ trước cộng thêm Doàn 71, 72, 75 mới thành lập vào quãng năm 1971 sau khi binh chủng LLĐB giải tán
@ @ @
Sau vài tuần huấn luyện, tôi được thả “solo” trong một chuyến thả toán. Tôi phải đảm trách toàn bộ công việc từ A đến Z. Trong “phi vụ” đầu tiên đương nhiên tôi cũng hơi bối rối nhưng mọi chuyện trôi qua suông sẻ. Từ đớ coi như tôi là một SQ Tiền không Sát chính thức của đơn vị.
Trong giai đoạn này, vào thời điểm 1970 – 1972, đơn vị chúng tôi còn hoạt động chung với Mỹ nên toàn bộ đều được MACV-SOG yểm trợ; từ vũ khí, quân trang, quân dụng đến tiền công tác phí, kể cả toàn bộ phương tiện yểm trơ cho các chuyến hành quân. Ngoài số lương chúng tôi lãnh theo tiêu chuẩn của QLVNCH thuộc binh chủng Dù( có thêm tiền phụ cấp Bằng Nhảy Dù), mỗi tháng chúng tôi còn lãnh thêm một số tiền gọi là “ công tác phí’ mà tôi không nhớ chính xác là bao nhiêu nhưng vào thời đó, số tiền lương lãnh hàng tháng cao hơn các bạn cùng cấp bậc ở BB rất nhiều, gần gấp đôi. Cồn các BKQ thì lãnh lương trực tiếp của Mỹ.
Vì chúng tôi phải nhảy vào nhũng vùng hoạt động cùa địch ở bên kia biên giới nên phương tiện vận chuyển và yểm trợ phải là Không Quân.: Phi Đoàn 219 Trực thăng, Phi Đoàn Quan sát 110 ( hái PĐ này đồn trú ở Đà Nẵng), Phi Doàn Quan Sát 114 ở Nha Trang.Cứ sau hai tuần biệt phái thì thay đổi biệt đội một lần. Các pilot của Biệt đội cũng được hưởng tiền công tác phí, cứ mỗi lần vượt biên giới là mỗi người trong phi hành doàn lãnh 3000 đồng; riểng trực thăng nếu trong một lần vượt biên giới mà làm hai nhiệm vụ, nghĩa là hai lần đáp là lãnh gấp đôi. Do đo các nhân viên phi hành thuộc PĐ219 sống rất đế vương Trong các canh sập xám hàng đêm, ăn thua được chung theo cách đó cọc tiền cho nhanh chứ hơi đâu mà ngồi đếm từng tờ cho mất thì giờ. Phương châm “ Thì giờ là cờ bạc” được triệt để áp dụng.
Các phi vụ Khu Trục thì tùy theo từng nhu cầu và tùy theo khu vực hành quân, các Trung tâm Khôâng Trợ sẽ điều động đưa dến cho chúng tô. Ứng trưc thường trực nhất thì có PD530 thuộc SĐ6KQ. Trong trường hợp cấp bách, đôi khi chúng tôi sử dụng các phi vụ của Mỹ xuất phát từ Đệ Thất Hạm Đội đang ứng trực trên không phận hoặc điều động khu trục phản lực từ Thái Lan. Các phi vụ này đều thông qua yêu cầu của FAC Mỹ mà chúng tôi bay cùng,
Ngoài phi cơ quan sát của PD110., đơn vỉ tôi còn đươc tăng phái mỗi ngày hai phi cõ quan sát của Mỹ là Phi cơ quan sát O2 và OV10. Hai Phi đoàn này đồn trú trong phi trường Pleiku và chỉ cất cánh lên Kontum để bốc Tiền không Sát` khi được gọi. Phi cọ OV.10 là loại phi cơ quan sát tối tân và lợi hại hơn O.2 vì hoạt động bởi 2 động cơ bán phản lực , được trang bị Mini gun và phóng lựu cùng với 2 dàn phóng rocket. Vì vùng Hạ Lào nhiều rừng núi nên loại phi cơ này hoạt động rất huũ hiệu, nhất là trong trường hợp toán bị đụng, phi cọ OV10 có thể bắn yểm trợ trong những giây phút đấu tiên để uy hiếp tinh thần địch trong khi chờ Khu trục đến yểm trợ. Năm 1971, trong chiến dịch Lam Sơn 719 ở vung Hạ Lào, các Quan Sát Viên của PD110 được tăng phái cho Mỹ để bay với pilot Mỹ trên phi cơ OV10, các anh dã kể lại rằng nó nhào lộn khiến chịu không nổi, phải “rải truyền đơn”
Khu vực Hạ Lào này được giao phó cho các toán Mỹ phụ trách, thỉnh thoảng mới có toán VN hành quân. Quân nhân Mỹ vốn to con nên mỗi lần đi nhảy, họ trang bị hỏa lực vũ khí rất mạnh. Cây Đại liên M.60 mà họ cầm giống như cầm cây tăm. Ngoài ra có toán còn chơi súng cối 60ly không có bàn tiếp hậu nên mỗi lần đụng dộ thì VC chỉ có từ chết tới bị thương. Thường thường các toán Mỹ được thả hay rước bằng phi cơ UH của Mỹ, do pilot Mỹ lái, các pilot này không chơi bạo như pilot 219, hơn nữa loai UH là loại tối tân hơn nên bay cũng phải theo bài bản hơn, do đó các toán Mỹ vẫn khoái được rước hay thả bởi PĐ219. Có một lần khi tôi còn đi nhảy toán, chiếc H34 xuống thả toán thì bị chém cây nên nằm ỳ luôn, tụi tôi nhảy ra ngoài nàm xung quanh bãi để giữ an ninh trong khi một chiếc H34 khác nhào xuông , gác một bánh xe lên rotor của chiếc nằm dưới đất để phi hành đoàn leo lên.
Phi cơ H.34 , có tên gọi là Sikorky, là loại trực thăng bay bẳng động cơ nổ nên nhiều khả năng “chịu đạn” hơn là UH., do đó rất thích hợp trong nhiệm vụ thả , rước các toán. Loại phi cơ này chắc hẳn đươc sử dụng từ Đệ Nhị Thế chiến nên trông có vẻ già cỗi, nặng nề, chậm chạp nhưng lại rất hữu dung cho chúng tôi. Nhìn vào cockpit và nơi chở quân thấy sao bầy hầy, toàn dầu nhớt lem luốc. lọc xà lọc xọc; khi bay thì rung chuyển ầm ĩ. Có khi đang bay, chúng tôi bị dầu nhớt không biết từ dâu nhễu xuống đầu hay quần áo. Vì là loại phi cơ cổ lổ nên tôi thấy pilot vật lộn với nó hơi mệt hơn loại UH sau này. Có lần tại Căn Cứ Xuất Phát, một anh bạn pilot kêu tôi lên ngồi ghế Co-Pil rồi quay máy cất cánh; khi đủ cao độ, anh bạn kêu tôi cầm stick bay thử nhưng chỉ được vài phút là tôi trả lại cho hắn vì cần lái quá nhạy nên mới lần đầu tôi giữ chưa quen nên nhích cần lái có một chút mà phi cơ lắc lư như đưa võng
@ @ @
Đơn vị B.15 của chúng tôi có hai sân bay cho Trực thăng. Một nằm ngoài doanh trại ở hướng Nam và một nằm trong doanh trại. Các H.34 của Biệt Đội 219 thường đậu trong sân này cho an toàn cả ngày lẫn đêm;; còn phi cơ quan sát của Biệt Đội 110 thì đậu ngoài phi trường Kontum. Nhân viên phi hành và nhân viên kỹ thuật của 2 Biệt Đội thì sống trong doanh trại chung với chúng tôi nên các sinh hoạt như ăn nhậu, bài bạc... đều sinh hoạt chung với nhau nên tình cảm gắn bó như cùng một đơn vị mặc dù khác quân chủng. Mỗi khi trở lại Kontum sau hai tuần biệt phái ở các Chiến Doàn khác mà nghe tin có thằng mất tích hay tử trận các bạn KQ cũng buồn như chính nỗi buồn của chúng tôi; hoặc có những lần nghe tin một pilot quen biết của PĐ219 hay PD110 bị bắn rớt trong một chuyến hành quân nào đó hay bị tai nạn đụng nhau bỏ mạng, chúng tôi cũng đau lòng, tiếc rẻ. Có khi ngồi câm lặng bên ly rượu, để mặc cho nước mắt tuôn rơi với những hồi tưởng thời gian sống bên nhau trước đây. Rồi cứ thế, ly này tiếp theo ly trước cho đến khi say mèm.
Hàng ngày, nếu có toán chuẩn bị xâm nhập, các pilot trực thăng VN cũng như CHT Căn Cứ Xuất Phát, SQ/TKS cùng với Ban 2, 3 và toán trưởng, toán phó cùng tham dự tái thuyếtù trinh để có cùng một khái niệm về cuộc đổ quân sắp` thực hiện ngõ hầu phối hợp cho được nhịp nhàng. Sau đó 3 trực thăng H.34 sẽ chở toán Hành quân cùng với các thành viên của CCXP và toán trừ bị bay lên Căn Cứ Xuất Phát và năm chờ.
Trong khi đớ tôi liên lạc với Phi Đoàn Quan Sát Mỹ ở Pleiku qua tần số vô tuyến dể request phi vụ và hẹn giờ để bốc tôi tại Kontum.. Khi phi cơ O.2 gần đáp, quãng 10, 15 phút trươc, pilot O.2 báo cho tôi biết, thế là tôi xách “đồ nghề” lên xe ra phi trường. Tuy là Bộ Binh, nhưng với nhiệm vụ “ bay bổng”, tôi cũng được trang bị như một quan sát viên Không quân chính hiệu. Cũng áo lưới mưu sinh, nón bay, cũng mang dù để nhảy ra khi phi cơ gặp nạn. Về mục này thì Không Quân Mỹ rất cẩn thận hơn hẳn pilot VN. Trước khi lên phi cơ phải mặc dù đàng hoàng.; dù này đuoc cất giữ trong phòng điều hòa không khí hẳn hoi và được kiểm soát định kỳ đều dặn. Còn mấy bố pilot VN thì cũng xách dù ra phi cơ nhưng là để kê lưng chớ không bao giờ mặc vào theo đúng qui dinh. Có những lần bay về trễ nên phải đáp ở phi trường Pleiku vì trời tối, phi trường Kontum không có đèn đáp trên phi đạo; tôi vào barrack của pilot 02 ngủ tạm qua đêm; sáng hôm sau lên phi cơ về lại Kontum. Khi bắt đầu ra di bay, . công việc của pilot Mỹ trước hết là vô phòng chứa dù để lấy dù cho mình, tôi cũng phải đi theo để lấy cho tôi. Ra đến bãi đậu phi cơ, họ lấy check list ra và làm thủ tục tiền phi rất là cẩn thận, họ bắt đầu check từ mục đầu tiên đến mục cuối cùng. Sau khi ngồi vào ghế lái cũng thế, họ cũng làm theo check list để kiểm soát các phi cụ trước khi quay máy. Bao nhiêu là nút, đèn đều được vặn thử, bấm tới bấm lui rồi mới ra hiệu cho kỹ thuật chuẩn bị cắm bình vào quay máy. Sau đó lại cũng theo check list để thử đồng hồ RPM, xăng, nhiệt độ nhớt máy, hạ flap lên xuống, thử tín hiệu đóng mở gear, ôi thôi đủ thứ trước khi taxi ra phi đạo. Mà đã ngồi lên phi cơ là phải có helmet đàng hoàng chứ không được sử dụng headset và phải mặc dù đầy đủ., pilot có quyền từ chối không bay với bạn nếu bạn không tuân hành luật lệ an phi qui định.
Trong khi đó, nếu đi bay với pilot quan sát VN thì khi ra ụ, khỏi cần check list gì cả, ông quan pilot VN kéo 2 cục gỗ chận bánh, đi một vòng vưa rờ rờ vừa ngó các bộ phận, gỡ các bao chụp che ống gió tốc độ v,v là xong. Hay là tại vì chiếc O.1 hay U.17 quá đơn giản nên không có gì nhiều để phải coi theo check list cho khỏi quên hay sơ sót ?
Trưc thăng H.34 cũng thế. Các ông quan tàu bay leo lên ghế ngồi xong là đưa tay vặn mở tùm lum nút một cách máy móc rồi quay máy. Nhìn giàn phi cụ ở các board trên đầu, trước mặt , ôi thôi sao mà đủ thứ nút, đủ thứ màu. Tôi nhìn mà thầm nghĩ làm sao mà nhớ cho hết công dụng hay chức năng của chúng Ấy thế mà bay cứ phom phom mà lại còn bay đẹp nữa chứ !!
Khi đã sống ở Mỹ, tôi mới thấy người Mỹ rất tôn trọng quy tắc, nhất là những nguyên tắc vế an toàn trong mọi lãnh vực., lý do là để con ngườụi làm theo những qui định đó để khỏi bị tai nạn lao động hay nghề nghiệp có thể gây thương tật hay chêt người. Từ đó phải công nhận là phe ta có máu ẩu và chơi bạo. Mà cũng nhờ chơi bạo nên mới làm nên những kỳ tích cũng như những giai thoại nổi tiếng khiến Mỹ cũng phải kiêng nể
@ @ @
Phi cơ O2 đáp xuống phi trường Kontum, thường dậu tại Parking của Air Viet Nam, tắt máy chờ tôi ra để thuyết trình sơ khởi về khu vực hoạt động, nhiệm vụ, những yêu cầu về yểm trợ v.vv. Xong la leo lên phi cơ quay máy cất cánh, trực chỉ mục tiêu.
Từ phi cơ L.19, U.17, bây giờ ngồi trễn phi cơ O.2 tôi thấy có nhiều sự khác biệt ; toiá tân hơn, bay nhanh họn, nhiều phi cụ hiễn đại hơn, an toàn hơn và phi cơ cũng nặng nề hơn. Vị trí ghế ngồi của Quan sát viên ngang với ghế pilot nên quan sát mục tiêu và những hoạt động xung quanh và phía trước dễ dàng hơn là L.19 cũng như quan sát được những thao tác khi cất cánh và đáp của pilot để mà học hỏi. Có lần tôi bay L19 với Bắc Đẩu 65 ( Pilot PD118, một nhân vật trong bài XÁ GÌ SA.7 ), khi cất cánh tại phi trường Kontum,. tôi ngồi ghế sau của Quan sát viên, vậy mà BĐ65 bảo tôi tống ga tập cất cánh một mìnhn hắn sẽ kềm cho tôi. Nhìn tới phía trước tôi chỉ thấy cái lưng cuả pilot mà thôi thì làm sao mà giử phi cơ chạy thẳng theo phi đạo được nên tôi la lên :”Thôi đi cha ! Làm như tôi là IP không bằng mà ông kêu tôi cất cánh khi ngồi ghế sau như vầy !”. Với phi cơ O2, cũng có vài lần pilot Mỹ để tôi cất cánh và đáp tại phi trường Pleiku. Nhờ thường xuyên quan sát thao tác khi cất và hạ cánh của pilot và phi cơ O2 là loại phi cơ có bánh mũi nẽn cất cánh dễ dàng hơn và khi đáp cũng không đến độ ““Cóc nhảy”
Với 2 động cơ cánh quạt, một phía trước mũi và một phía sau đuôi, phi cơ quan sát O.2 có tốc độ bình phi nhanh hơn, hính như 120 hay 140 miles/giờ ( tôi không nhớ rõ), nhưng tôi cảm thấy có vẻ nặng nề mỗi khi cất cánh. Pilot loại phi cơ này thường bay chung với tôi hàng ngày, qua nói chuyện tôi được biết họ đã được chuyển từ các loại phi cơ fix-wing khác sang bay phi cơ O.2 như : B.52, C.130, F.102 ... có cấp bâc từ Thiếu Tá đến Trung Úy. Ngoài khả năng điều khiển phi cơ, họ còn kiêm luôn nhiệm vụ của một quan sát viên để chấm tọa độ định điểm đúng khi toán yêu cầu, hướng dẫn khu trục oanh kích v.v...Do đó trong suốt thời gian làm việc với loại phi cơ này, tôi học hỏi được rất nhiều. Các pilot Mỹ mà tôi bay cùng đã tận tình chỉ dẫn và giải thích cho tôi thế nào là lực G, thế nào là vertigo, các hoạt động của các phi cụ trên phi cơ như đồng hồ TACAN, hệ thống định vị trí hiện tại của phi cơ dựa theo tín hiệu tứ một dài phát, kỹ thuật đáp theo hướng dẫn của đài kiểm soát qua những phi cụ của phi cơ...Kỹ thuật này được sử dụng khi trời mù , tầm nhìn bị hạn chế hoặc đáp đêm không đèn. Thỉnh thoảng trong những lần về đáp ở phi trường Pleiku họ vẫn thục tập ôn luyện mặc dù đang là ban ngày. Do đó họ nhờ tôi quan sát phi cơ xung quanh trong khi họ cứ chăm chú vô phi cụ để điều khiển phi cơ hạ cánh, từ lúc còn cách xa phi trường quãng 10 mile cho đến khi approach rồi từ từ giảm cao độ, giữ đưng hướng heading với phi đạo cho đến cuối cùng là touch down,
Trong khi chúng tôi đến trên vùng mục tiêu, tôi hướng dẫn cho pilot thấy được bãi đáp dự đinh sẽ thả toán và đồng thời quan sát toàn vùng để tìm xem có gì khả nghi hay không cũng như check thời tiết trên vùng.; nếu thời tiêt tốt, tôi sẽ gọi về CCXP để cho toán chuẩn bị lên đường trong khi pilot gọi về Phi đoàn Cobra để request phi vụ, cho điểm và giờ hẹn đểả họ đến gặp chúng tôi. Trong thời gian chờ đợi các phương tiện trên đường đến với chúng tôi, chiếc O.2 bay ra khỏi vùng để không tạo sự nghi ngờ cho địch ở dưới đất.
Tôi xin nói qua về giai đoạn chuẩn bị hành quân của toán :
Sau khi toán được Ban 2, ban 3 thuyết trình về mục tiêu với nhiệm vụ, tình hình địch trong vùng, phương tiện yểm trợ v.vv. Toán trưởng phác họa sơ qua về ý định hành quân, lộ trình di chuyển của toán và đi không thám. Toán trưởng sẽ đi với TKS bằng phi cơ U.17 lên vùng mục tiêu để quan sát khu vực sẽ hoạt động, tìm LZ chính, LZ phụ, đồng thời nếu có thể được thì chụp hình bãi đáp. Sau đó là chuẩn bị lãnh thực phẩm khô, vũ khí thích hợp với nhiệm vụ, quân trang, quân dụng cần thiết ; nói chung là tất cả những gì toán cần cho cuộc hành quân ( thí dụ nếu toán trưởng có ý định trang bị vũ khí VC thì toán sẽ lãnh súng AK, dây đạn hoặc súng nhỏ có gắn hãm thanh dùng để bắt sống v.v....) Trong thời gian tôi còn nhảy toán, tôi vẫn thích sử dụng AK, tuy hơi nặng hơn CAR.15 nhưng được cái là nếu có mưa gió hay súng bị ướt thì khi bắn vẫn không bị trở ngại tác xạ, kế đó là tiếng AK nổ nghe ròn rã và chát chúa hơn. Tôi vẫn thường dùng AK báng xếp, hình như là AK.49 thì phải, Cái tiện kế đó là khi mở khóa an toàn để tác xạ thì với AK chỉ cần kéo xuống một nấc là nổ liên thanh, còn CAR.15 thì phải kéo 2 nấc.
Sau vài ba ngày chuẩn bị , đến ngày N, Toán Trưởng và Toán phó sẽ tái thuyết trình với sự tham dự của CHT, Ban 2, ban 3, TKS và các Trưởng phi cơ H.34. Toán trưởng sẽ thuyết trình về ý định di chuyển , hành động trong thời gian hành quân và có những yêu cầu về yểm trợ, cách thưc thả như thế nào .. Trong buổi tái thuyết trình này, Toán trưởng cũng trình bày hình ảnh bãi đáp mà mình đã đi không thám chụp đươc để chiếc trưc thăng thả toán có khái niệm về hình ảnh LZ sẽ đáp xuống.
@ @ @
Tất cả mọi phương tiện trên đường đến điểm hẹn và qua truyền tin, họ báo cho chúng tôi biết còn quãng bao lâu nữa thì đền. Sau khi đã nhận diện đươc nhau và liên lạc vô tuyến với nhau tốt, phi cơ O.2 dẫn vào khu vưc mục tiêu và bắt đầu làm việc, Tất cả các loại phi cơ tham dự đều monitor trên cùng một tần số UHF để theo dõi
Trước hết, chúng tôi liên lạc với Cobra, báo cho họ biết là sẽ bingo chỉ cho họ thấy LZ sẽ thả toán xuống Sau khi họ nhìn thấy phi cơ O.2, chúng tôi nhào xuống thấp, bay ngang LZ va lắc cánh để xác định đúng vị trí; nếu họ đã nhận ra được bãi đáp là nhào xuống bay vòng vòng quanh LZ để quan sát. Trong lúc này , 3 chiếc H.34 vẫn còn ở trên cao.
Lấy LZ làm tâm điểm, hai chiếc Cobra bay vòng vòng tư ngoài vào trong để quan sát xem tình hình hoạt động của địch ở dưới đất. Sau khi ghi nhận là an toàn, họ báo cho H.34 hạ cao dộ đê đáp. Chiếc H.34 số 1 có chở toán cắt ga, lượn vài vong xoắn ốc trong thế rơi tự do, chỉ vài giây sau là đã xuống thấp , lấy lại vòng quay để vào trục vô bãi đáp để thả toán. Sau khi chạm đất, toán nhảy ra và chạy vào bìa rừng, thế là chiếc H.34 cất cánh bay lên cao cùng với hợp đoán, làm orbit để chờ toán di chuyển. Sau khi toán báo cáo là an toàn, tất cả mới rời vùng chỉ còn lại chiếc O.2 là còn trên vùng đề ứng trưc cho toán tiếp tục di chuyển. Sau quãng nửa giờ, toán báo cáo an toàn trên đường di chuyển, chúng tôi mới rời vùng. Coi như đã xong nhiệm vụ thả toán. xâm nhập.
Phần nhiều các mục tiêu là ơ phía Bắc Cam Bốt, cách xa biên giới hàng trăm dặm và chúng tôi không có đặt đài tiếp vận cho vùng này nên ngày 2 lần phải có phi cơ lên vùng để nhận báo cáo của toán. Thường thường phi cơ U.17 dảm trách công việc này.;nếu ngày nào có toán đi không thám chuẩn bị nhảy thì vưa không thám vừa liên lạc luôn.. Cách xa mục tiêu hàng chục dặm đã có thệ liên lạc dược vói nhau nên sau khi nhận được báo cáo của toán , phi cơ U.17 bay thẳng luôn chứ không bay vòng vong trên mục tiêu để có thể khiến cho địch nghi ngờ. Với giọng thì thào qua vô tuyến, người nhận phải chú ý lắng nghe lắm mới cò thể ghi được nội dung công diên để chuyển về nhà. Neứ mội chuyện vô sự thì coi như xong nhiệm vụ liên lạc, còn nếu toán có biến cố gì xảy ra thì tùy theo yêu cầù của toán để giúp đỡ ngay tức khắc như : định tọa độ đang đứng, tìm bãi đáp rồi cho hướng di chuyển đến, quan sát phía trước trên đường tiến quân của toán... Riêng trường hợp toán bị đụng thì tùy theo tình trạng hiện tại của toán để yểm trơ nhưng điều đầu tiên là báo về căn cứ để BCH định liệu. Trường hợp nguy cấp hơn như bị thương, thất lạc... là TKS phải request phi cơ O.2 lên tiếp ứng ngay. Ngay khi cất cánh, chúng tôi request phương tiện yểm trợ để có thể cùng có mặt trên mục tiêu đe kịp thờiă yểm trợ cho toán . Thồng thường là phải mất khoảng một giờ, trong thời gian này phi cơ U.17 vẫn hiện diện trên mục tiêu để giữ liên lạc với toán cho đến khi TKS bắt liên lạc được với toán thì mới rời vùng.
@ @ @
Căn cứ Xuất Phát của đơn vị tôi dặt tại trại LLDB Plei Djereng ( sau được đổi tên là Lệ Minh ), nằm phía Tây Pleiku gần biên giới Việt-Miên. Đây là một trong những trại biên phòng thuộc Toán A trong hệ thống tổ chức của Binh chủng LLĐB nằm dọc theo biên giới Việt-Miên-Lào. Lực lượng đồn trú quãng một Tiểu Đoàn Dân Sự Chiến Đấu( CIDG) được chỉ huy bởi SQ, HSQ Cán Bộ LLDB Việt Nam, phối hợp với SQ,HSQ Cán Bộ LLĐB Hoa Kỳ. Đơn vị chúng tôi được sắp xếp cho một góc trại với phòng ốc để làm BCH nhẹ và nghỉ ngơi
Mỗi trại đều có một phi trường dùng cho các loại phi cơ vận tải đáp phi đạo ngắn như C.123, C.130 hay Caribou có thể đáp để tiếp tế hay chuyển quân. như quý vị đều biết, trước đây những gì có dính dáng dến Mỹ là rất đầy đủ, dồi dào về quân trang, quân đung, thưc phẩm, xăng dầu, đạn dược v.v... Vì thế tuy là một trại nằm sát biên giới nhưng không thiếu thứ gì cả, cho nên đơn vị chúng tôi đặt Căn Cứ Xuất Phát tại đây để tiện việc thả toán sâu trong đất Cam Bốt và để các loại phi cơ của đơn vỉ ứng trực hàng ngày hễ có đụng chuyện là có thể cất cánh ngay. Nhiên liệu và đạn dược cho phi cơ cũng đều có sẵn để sữ dụng khi cần đến, khỏi phải bay về Pleiku.
Mỗi ngày nếu không có toán nào chuẫn bị xâm nhập thì các loại phi cọ đều bay lên CCXP để ứng trực. Trưc thăng H.34 chở thêm toán ứng trưc, BCH của CCXP gồm Si Quan CHT, nhân viên truyền tin, vài người lo việc ẩm thưc cho tất cả. Thông thường, nhiệm vụ của CCXP là theo dõi và ghi nhận những báo cáo của toán được chuyển về qua chiếc U.17 đi liên lạc với toán, rồi chuyển về Chiến Đoan. Nếu hoạt động của toán đang hành quân vẫn bình thường an toàn thì sinh hoạt của CCXP rất là nhàn hạ, Ngoài chiếc phi cơ quan sát dang bay để liên lạc với toán, tất cả nhân viên phi hành của các loại phi cơ khác chỉ có` ăn, ngủ, binh xập xám...V.v... Với cảnh “tiền đồn heo hút” nơi biên giới thì đâu có gì hấp dẫn. Leo lên nóc hầm nhìn chung quanh chỉ thấy rừng núi . Nhìn về phía Đông, hướng về Pleiku, thì chỉ thấy đồng bằng ngút ngàn lô nhô vài ngọn đối trọc thấp lè tè. Quay về hướng Tây, bên kia là vùng đất Cam Bốt với cây rừng rậm rạp, núi chập chùng về phía cực Bắc Cam Bốt. Ở đó địch cò hai Căn cứ 701 và 702 dùng làm nơi trú quân, huấn luyện, kho tàng vũ khí và lương thưc; và đớ cũng là mục tiêu dể thả toán chúng tôi vào thám sát, ghi nhận dấu vết hoạt động của địch. Ngoài ra chúng tôi còn có những mục tiêu dọc theo sông Tonlé San chạy ngoằn ngoèo về hướng Tây để theo dõi hoạt động chuyển quân của Cộng Sản Bắc Việt và Khờme đỏ. Mục tiêu xa nhất về hướng Tây Cam Bốt là sông Tonlé Kong, chảy theo hướng Bắc-Nam, nơi mà thỉnh thoảng cũng có thả toán để theo dõi hoạt động trên sông. Sơ dĩ nói là xa nhất vì đến đây là tầm hoạt động cuối cùng của phi cơ H.34. Toán được thả hay rước tại những mục tiêu này phải được thưc hiện nhanh chóng vì lượng nhiên liệu không đủ để bay về nếu thời gian kéo dài thêm . Trong thới gian còn nhảy toán, tôi đã một lần xâm nhập vùng này. Chuyến hành quân thật là nhàn hạ như là đi picnic vậy ! Sau hai ngày xâm nhập, toán tôi di chuyển ra tới bờ sông. Chúng tôi tìm một lùm bụi sát bờ sông để nằm quan sát. Suốt thời gian còn lại, chúng tôi quan sát hoạt động trễn sông và bên kia bờ. Cảnh vật cũng giống vùng thôn quê Việt Nam; cũng tiếng người gọi nhau, thuyền chèo lên xuống bên kia bờ, cũng tiếng trâu bò rống, cũng những đụn rơm ... những hình ảnh yên ả thanh bình. Còn phía bờ sông có chúng tôi hiện diện thì cũng yên lặng, chỉ thinh thoảng có tiếng súng nổ hình như chúng đi bắn chim chơi chứ không có họat động nào đáng kể. Bình lặng đến độ chúng tôi nấu nướng ngày ba bữa như la ụđang đi picnic, cũng lai rai cà phê thuốc lá. Tiếc là không có lưỡi câu để câu cá chơi giải khuây. Hàng ngày chúng tôi lần lượt luân phiên cởi quần áo mò xuông nươc ngâm mình lặn hụp tại chỗ cho mát. Lúc chuẩn bị hành quân, chúng tôi nai nịt rất là cẩn thận để đề phòng mọi thứ trong rừng : nào là áo nỉ trong cùng để ban đêm chống lạnh mà không cần đắp mền, như vậy là ba lô nhẹ được thêm một tí vì không phải mang theo mền poncho liner; nào là băng keo quấn hai tay áo và hai ống quần để sâu bo. đỉa, vắt không chui vô người. Với những thứ lỉnh kỉnh như vậy, chúng tôi vẫn giữ y nguyên từ lúc lên phi cơ di nhảy cho đến lúc trở về; có nghĩa là suốt bảy ngày hành quân, chúng tôi khong hề tắm rửa, đánh răng, rửa mặt v.v...cộng thêm với bùn đất lầy lội của rừng núi với những cơn mưa rừng tầm tã; có thể nói chúng tôi là loại lính ở dơ nhất của QLVNCH. Thế mà trong chuyến hành quân ven sông này chúng tôi được tắm rửa háng ngày thì lý thú quá đi chứ phải không các bạn. Đi picnic chứ đâu phải đi hành quân !!
Trước đây khi còn đi toán, tôi cũng đã từng dẫn toán lên đây nằm ứng trực. Một ngày sinh hoạt ở CCXP , nếu mọi chuyện bình an vô sự, thì thật là dài và chán. Cứ nằm ngủ, thức dậy ăn, chơi domino, binh xập xám hay leo lên nóc lô cốt khi trời mát để nhìn trời hiu quạnh với rừng núi thăm thẳm về hướng biên giới. Đầu tháng rủng rỉnh tí tiền thì mua bia, rượu lên đây lai rai. Mồi nhậu có khi là thịt nai săn được, được chế biến đủ thứ : Xào lăỉn, bí tết, lúc lắc, ướp cà ri nướng, tái chanh v.v... ôi thôi món nào cũng hấp dẫn để mà lai rai suốt ngày. Có những chiều mưa, ngồi trong hầm nhìn trời xám xịt, mưa cứ rả rích trong cảnh quạnh hiu của núi rừng ! Sao mà buồn thế. Tôi không cảm nhận được cái hay của bản nhạc “ Chiều mưa biên giới” chút nào cả. Không hiểu khi sáng tác bản nhạc này, nhạc sĩ Nguyễn văn Đông có ngồì ở “tiền dồn heo hút” như tôi hiện nay hay không ? Sau cơn mưa, đường sá đất đỏ lầy lội, trơn trợt; một bước chân nhấc lên kèm theo một đống sình đất dỏ nặng chình chịch dính theo giày, như vậy đó thì mê sao nổi !
Thỉnh thoảng vào cuối ngày, trước khi bay trở về Kontum; trực thăng H34 làm 1 chuyến đi săn nai. Phi cơ bay dọc theo suối, khi thấy bụi rậm nghi ngờ có nai thì hover , cây cỏ rạp xuống. nai sẽ phóng chạy. Thế là trực thăng cứ tà tà bay theo, cây đại liên cứ tà tà nã đạn cho đến khi con nai quỵ xuống.; rồi dùng hoist câu về CCXP. Mọi người phụ khiêng vứt lên phi cơ cho dược kín đáo để chở về Kontum. Với Quân Chủng kQ, việc dùng phi cơ săn nai là điều cấm kỵ theo lệnh của Bộ TTM. vi phạm là lãnh tù như chơi. Nhưng nơi chúng tôi ở là vung đèo heo hút gió gần biên giới, có ma nào ngoài chúng tôi ra đây đâu mà phải sợ. Hơn nữa pilot 219 thì còn sợ ai ! Nhưng dù sao thì kín đáo cũng vẫn hơn; rồi khi về đến Kontum, phi cơ đáp ngay trong trại thi còn an toàn nào hơn. Vào đầu mùa mưa, nai thường mọc nhung non hoặc có “hà nàm” nên những món này rất có giá trị. Nhung nai được biếu làm quà cho CHT, còn “hà nàm” thì nấu cháo cho anh em, thịt xẻ ra thì chia nhau cho quân nhân đơn vị và gia đình để nhậu. Trong các canh xập xám, đôi khi các chàng pilot hứng chí nghêu ngao khi bài mình lớn hơn bạn bè :” Ngồi trên trực thăng nhìn nai chạy trốn, nhớ nhung nai nhớ cả hà nàm “, một đoạn của bản nhạc ” Bông cỏ may “
Phần sinh hoạt của CCXP trên được kể lại vớí tình trạng toán vô sự. Còn khi toán báo cáo bị chạm địch thì sinh hoạt nào nhiệt hơn. Trước hết mọi người đều hay tin này nên tất cả chăm chú theo dõi liên lạc giữa phi cơ Ư.17.đáng trên vùng giữ nhiệm vụ trung gian liên lạc giữa toán và BCH. để biết tình trạng hiện tại của toán. Nếu Toán bị chạm địch và có thiệt hại như có người bị thương hay thất lạc thì tất cả đều chuẩn bị cất cánh để triệt xuất toán ngay. Nói là chuẩn bị nhưng cũng phải chờ phi cơ O.2 của TKS lên vùng mục tiêu để nắm vững tình hình rồi mới ra lệnh cất cánh.
Ngay khi nhận được báo cáo Toán bị đụng, TKS yêu cầu phi cơ O.2 cất cánh khẩn cấp. Sau 30 phút là TKS được bốc tại Kontum để bay lên vùng Toán đang hành quân. Trên đường đi, O.2 liên lạc trực tiếp với U.17 để biết rõ tình hình hiện tại của toán, tình hình địch chung quanh Toán.... để kip request khu trục yểm trợ cho Toán nếu cần và điều động trực thăng Cobra lên vùng để vùa yểm trợ tiếp cận cấp thời cho Toán đồng thời cover cho trực thăng H.34 xuống bốc toán. Do đó khi phi cơ O.2 đến trên mục tiêu thì mọi phương tiện yểm trợ đã được chuẩn bị sẵn sàng, cũng có thể là đang trên dường đến “Rendez- vous point”. Gần đến mục tiêu, máy truyền tin của O.2 có thể nghe được Toán nên liên lạc trưc tiếp với toán để nắm tình hình cụ thể và chi tiết : chạm địch như thế nào, bị thương hay thất lạc ra sao, tình trạng địch xung quanh v.vv . Do đó khi đến trên mục tiêu, TKS đã năm đủ các yếu tố để quyết định phương cách yểm trơ. Tuy đến trên mục tiêu nhưng đâu biết vị trí hiện tại của toán ở đâu nên ngay khi toán nghe được tiếng động cơ của O.2, toán sẽ biết dược phi cơ đến từ hướng nào của Toàn và hướng dẫn phi cơ hướng mũi về đúng vị trí của toán bằng phương thức giờ của dồng hồ: thí dụ : Tôi đang ở hướng 2 giờ của anh, thế là phi cơ đổi theo hướng 2 giò cùa mình để hướng về toán và cứ thế cho đến khi phi cơ bay ngang đầu của toán thì toán báo cho biết là “Bingo, bingo “. TKS dã biết vị trí tương đối của toán nhưng để yểm trợ, TKS bắt buộc phải thấy rõ điểm đứng của toán nên bảo toán “đốt đèn” hay “soi gương”. Khi nghe lệnh này, Toán trưởng sẽ lấy kiếng ra hướng về phi cơ lắc lắc. Từ trên phi cơ, với ánh sáng phản chiếu tư chiếc gương to như chiếc nia, TKS biết rõ vị trí hiện tại của toán và chấm tọa độ để báo về BCH, đồng thời bảo toán “ trải chiếu” râ để đánh dấu cho Cobra thấy được từng người dang quây quần xung quanh để đừng tác xạ nhầm vào quân bạn khi phải yểm trơ quá gần.
Mỗi thành viên trong toán Lôi Hổ dược trang bị ngoài vũ khí còn có các đồ dùng để mưu sinh, cấp cứu khi bị thất lạc như : Panô hai mặt vàng và màu dỏ cam, kiếng chiếu, súng pen flare, địa bàn cá nhân. Toán trưởng và toán phó được trang bị thêm máy PRC.9 cấp cuú. Máy này được sử dụng khi hữu sư như toán thất lạc, máy truyền tin PRC.25 bị mất hay hư hỏng. Máy cấp cứu này có khả năng liên lạc trên băng tần VHF và trên tần số S.O.S quốc tế với tất cả phi cơ nào bay ngang vùng dù phi cơ quân hay dân sự. Phi cơ nhận dược tín hiệu SOS sẽ nhận báo cáo của người lâm nạn và báo về hệ thống của mình để tùy nghi . Các bạn sẽ hỏi rằng làm sao để biết được người lâm nạn là ai để mà tiếp cứu ? Tôi không rõ về phía dân sự thì làm việc như thế nào, chứ mỗi mục tiêu mà Toán chúng tôi hành quân đều có một tên gọi, đươc gọi là Target Code. Chỉ cần nói Code này và người nhận chuyển về là BCH biết ngay. Trong thủ tục request phi cơ khu trục cũng có mục báo tên mục tiêu để yểm trợ bằng code này.
Riêng về kiếng “chiếu yêu”, nó chì là mảnh guong thủy tinh chữ nhật khoảng 12cm x 10cm x 3/4cm, được chế tạo sao cho khó vỡ khi có va chạm mạnh. Gương này thường được trang bị cho tụi tôi và nhân viên phi hành của Không Quân. Từ dưới đất, hướng về phía phi cơ dang bay trển trời, hơi ngược chiều ánh mặt trời, bạn lắc lắc chiếc gương; từ trên phi cơ sẽ thấy một vùng ánh sáng phản chiếu khá to giữa rừng cây xanh rậm để biết vị trí bạn đang ở đâu một cách dễ dàng. Còn panô, được gọi là “chiếu”, là mảnh vải nhựa plastic dày, kích thước quãng 8 tấc x 5 tấc; một mặt màu vàng , mặt kia màu đỏ cam. Màu này nổi bật chói chang giũa rừng cây nên dễ nhận biết. Tụi tôi thường may lót mặt trong của mũ đi rùng, khi cần dùng đến là lộn ngược ra đội lên và ngồi quây quần tạo thành một vòng tròn cho phi cơ Cobra dễ phân biệt “phe ta” và “phe địch” khi yểm trợ tiếp cận.
Trong trường hợp Toan bị thất lạc, khi tôi lên vùng thì chỉ liên lạc được với nhóm có máy để nghe báo cáo tình trạng toán, còn người thất lạc thì đâu có gì đễ liên lạc nên tối chỉ thấy ánh kiếng chiếu lên để báo cho phi cơ biết vị trí hiện tai. Trong trường họp này tôi làm việc với nhóm có máy để lo bốc nhóm này ra trước rồi sau đó mới điều động phi cơ đến bốc người bị thất lạc. Vì không có máy để liên lạc với nhau nẻn tôi không thể nào phân biệt được là có bị địch uy hiếp hay không, do đó tôi cho Cobra bay thấp và quan sát ghi nhận dấu hiệu địch, sau đó báo cho chiếc H.34 vừa bốc toán lên đáp xuống lần nữa với sự yểm trợ chặt chẽ của Cobra để Toán trưởng nhận diện người bị thất lạc hoặc nếu có bị uy hiếp ép buộc gọi phi cơ thì sẽ kịp thời phản ứng ngay.
Một lúc sau. đúng giờ hẹn ở “ Rendez-vous point “, phi cơ khu trục sẽ liên lạc với FAC để hai bên thấy rõ nhau và bắt đầu công tác yểm trợ, tùy theo tình hình hiện tại của toán để yểm trợ khi toán yêu cầu. Phi công O.2 hướng dẫn điều chỉnh oanh kích với khu trục qua trung gian của TKS theo yêu cầu của toán và cũng tùy tình trạng mục tiêu để sử dụng loại bom thích hợp. Thường thường Khu trục A1É trang bị bom 250 pounds và Napalm cùng đại liên 20 ly. Nếu chúng tôi thấy nhu cầu yểm trợ cần trang bị loại nào khác thì yêu cầu ngay khi gởi order cho Trung Tâm Không Trợ 2 (Peacock)
Loại phi cơ Skyraider A1E rất thích hợp với công tác của tụi tôi vì thời gian ở trên vùng lâu và trang bị dồi dào hợn phản lưc cơ A37. Phi đoàn khu trục thường xuyên làm việc với chúng tôi trên địa bàn này là Phi Đoàn 530 thuộc SĐ6KQ.danh hiệu là Jupiter hay Thái Dương Nhũng pilot Phi đoàn này như : Đ/Uy Hà, Đ/Uy Thặng, Chỉnh, Độ .. là những giọng nói quen thuộc trên vô tuyến khi làm việc với nhau và cũng chỉ quen nhau qua giọng nói mà thôi. Riêng Đ/Uy Hà thì ngày tôi còn đi toán, trong một phi vụ yểm trợ cho toán ở vùng Tam Biên, Phi cơ Đ/Úy Hà bị bắn nên phải nhảy dù , toán chúng tôi đã nhảy xuống để recue gần trại Ben Het.
Trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, trong một phi vụ yểm trợ thanh phố Kontum, Phi cơ Đ/Úy Thặng bị bắn phải đáp khẩn cấp ở trên cồn cát sông Dakbla và bị cháy, mang đi vĩnh viễn ngưới hùng của PD530. Lúc đó hình như tôi đang bay trên L.19 trong một công tác khác, hay tin này trên vô tuyến nên tôi bay ngang chỗ crash, lắc cánh chào tiễn biệt.
Phải công nhận là A1E đánh rất đẹp và chính xác. Cứ cho đánh single để thấy hai chiếc luân phiên nhào lộn lao vào đánh. Nghe hai chiếc trao dổi vô tuyến với nhau :” Number 1 rolling !, Number 2 rolling !” hoặc “ Số 2 đánh dài hơn 50 mét ! OK ! Number 2 rolling ! “ rồi nhào xuống; ngồi trên O2 nhìn thật là dã mắt. Có những khi Toán không cần yểm trợ của khu trục, tôi cho khu trục làm orbit đợi cho đến khi bốc toán ra xong xuôi, phi cơ O2 dẫn đến một điễm ghi nhận là kho tàng nào đó của CS để đánh cho hết bom hoặc đến free zone để làm B52 thả ào một phát cho xong. Trên đường về, FAC Mỹ bay formation với 2 chiêc Khu trục để quay phim. Thật là đẹp ! Sau A1E là loại F4 Phantom của một phi doàn Mỹ nào đó mà tôi không nhớ danh hiệu, pilot Phi Đoan này đánh cũng rất đẹp. Nhìn khu trục phản lực nhào lôn thiệt là khoái con mắt.
Sau phi tuần khu trục, các phương tiện đã tụ tập động đủ, tôi báo cho Toán chuẩn bỉ an ninh bãi đáp để cho H34 xuống triệt xuất, Hai Cobra nãy giờ ở trên cao chờ đợi, bây giò được lệnh xuống clear bãi . Chiếc sau theo chiếc trước bay vong vòng quanh bãi để quan sát và sẵn sàng yểm trợ theo yêu cầu trực tiếp của Toán trưởng qua tần số PRC25 của toán. Khi thấy bãi đáp an toàn, họ báo cho H34 xuống bốc toán ra. Ngồi trên O2 theo dõi diễn tiến và monitor qua các hệ thống truyền tin UHF, giữa các phi cơ với nhau, FM giữa toán và Cobra; tôi yên lặng để quan sát các phương tịện phối hợp nhau một cách nhịp nhàng trong công việc triệt xuât. Nhịp nhàng là vì chúng tôi đã làm việc với nhau thường xuyên nên hiểu rõ những gì cần làm trong những công tác này. Trường hơp LZ tốt, trực thăng đáp ngon lành thì toán leo lên phi cơ cũng ngon lành, đàng hoàng ngồi trên sàn phi cơ . Còn trường hợp bãi đáp xấu như : hẹp, có cây cao xung quanh nên trưc thăng không thể chạm đất dược. Trong trường hợp này Toán phải leo thang được thả xuống từ phi cơ trực thăng hay phải câu về.
Chuyến nhảy đầu tiên “ thử gió “ của tôi khi mới về đọn vị là tại vùng Hạ Lào. Vùng này nhiều núi nên kiếm bãi đáp rất khó. Sau 7 ngày hành quân an lành, tôi đi tìm bãi triệt xuất. Vì là chuyến đầu tiên nên chưa có kinh nghiệm . Khi tìm ra được một chỗ trống, tôi hỏi các toán viên, đứa nào cũng nói tốt rồi ông thầy, yên chí đi . Đến khi triệt xuất, phi cơ H34 len lỏi hoài cũng không đáp dược nên phải thả thang dây xuống. Theo nguyên tắc, khi triệt xuất Toán trưởng là người mang máy PRC25 để trực tiếp liên lạc với phi cơ và là người lên sau cùng. Tôi cố bám từng nấc thang để leo lên, nhưng máy truyền tin ghì tôi ra phía sau nên tôi không thể nào leo lên thêm được. Tôi bèn móc khoen sắt chữ D vào thanh thang bằng nhôm để giữ người tôi lại, hai tay móc vào thanh thang và ghì lấy ót, cứ thế mà đong đưa cho đến khi về đến trại Ben Het mới đáp xuống để tôi leo lên phi cơ với toán; các toán viên xúm lại bóp tay chân tôi vì bị tê sau gần nửa tiếng đồng hồ ngồi trong tư thế đó.â.
Còn trường hơp câu thì tôi chưa được nếm mùitrong hành quân nhưng qua huấn luyện thì tôi đã được thực hành như sau : Trên mỗi dây ba chạc mang băng dạn và bi đông nước có hai cái khoen chữ D móc trên vai; trực thăng thả xuống một sợi dây dù cò khoen sắt ở đầu dây được cột thêm bao cát cho nặng, toán viên chỉ cần móc khoen của mình vào khoen của sợi dây. Khi tất cả đã móc xong thì ra hiệu cho phi cơ bốc lên, thế là tòn teng câu về. Lối câu này có phần nguy hiểm vì trực thăng phải chú ý bốc cao khỏi ngọn cây rồi mới bay tới, nếu không người được câu sẽ va vào thân cây. Khi lên trên không, các người được câu phải ôm lấy nhau để đề phòng trường hợp dây bị xoắn vì gió.
Những chuyên nhảy sau đó là vùng cực Bắc Cam Bốt, phần lớn là đồng bằng nên tỉm bãi đáp dễ và tốt hơn nhiều .Khi ngồi được trên sàn phi cơ, tôi cảm thấy lòng nhẹ nhõm vì cả toán đã chấm dứt nhiệm vụ sau 7 ngày hành quân, chấm dưt những ngày lặn lội trong rừng già Trường Sơn, những đêm chui rúc giữa lùm bụi để tìm chỗ ngủ. Xin giã từ núi rừng Trường Sơn ! Chắc chắn chẳng bao giờ chúng tôi trở lại chốn này và chắc cũng chẳng bao giớ có ai khác đặt chân đến đây ! Trả lại sự yên lẵng âm u của núi rừng cho ngàn đời sau.
@ @ @
Trường hợp trên là Toán bị chạm địch chỉ thất lạc nhưng không có ai bị thương. Nếu có người bị thương với vết thương nặng thì có thể coi như bỏ xác trong rừng là chuyện thường. Các bạn thử tưởng tượng một toán di chuyển trong vùng rừng núi chập chùng với quân số 4 hay 6 người. mà một người bị thương.thì tình trạng di chuyển sẽ tệ hại như thế nào ? Rồi nếu bị địch theo dõi nữa thì sẽ ra sao ? Thật là thiên nan vạn nan...
Trong cuộc dòi nhảy toán tôi gặp hai trường hợp nguy khốn sau :
Vừa nhảy xuông qua được một đêm, ngày hôm sau di chuyễn đến mục tiêu vẫn chưa ghi nhận được gì; đến chiều chúng tôi dừng quân chuẩn bị chỗ ngủ . Trong lúc chờ trời tối để ngủ, tôi đang ngồi ngắm cảnh rừng núi âm u trong buổi hoàng hôn mà nhớ nhung lung tung : nhớ phố phường, nhớ các cô em gái hậu phương, ngồi tính nhẩm xem còn bao nhiêu ngày nữa thì được triệt xuất v.v... Người biệt kích quân dần đầu ném cục đất về phía tôi và chỉ chỉ ngón tay về hường nghi ngờ có địch; tôi mang lại dây đạn và cầm súng lên hướng về phía đó; tôi chưa nhìn đươc bóng dáng chú VC nào thì nghe có tiếng súng nổ ở phía người đi đầu. Tất cả toán cùng vùng dậy nổ súng đồng loạt hướng về phía đó rồi dán hàng ngang tiến về phía đỉnh. cách chỗ dừng quân khoạng 50 thước. Trời lúc này đã nhá nhem tối, đang cố bước lên dốc về phía đỉnh núi thì nghe một loạt súng nổ và nghe tiếng la của một toán viên : Chết toi rồi ông ơi ! “. Tôi cũng vừa chạy tới thì thấy người toán viên đang nằm lăn lộn; tôi bèn luồn tay vô dưới áo coi người này bị thương như thế nào thì ngón tay tôi lọt vô một lỗ sâu hoắm ở bên cạnh sườn ngang ngực., tôi biết ngay là vết thương rất nặng nên không thể nào mang theo được. Tôi không kịp lột một món gì đó để mang về làm bằng chứng và chạy tiếp theo anh em trong toán. Đêm đó chúng tôi di chuyển suốt đêm, hết trèo dốc lại tuột dốc để di chuyển ra xa khu vực chạm súng. Trời tối thăm thẳm, chúng tôi lần dò từng bước theo nhau, người sau theo người trước; lúc nào mệt thì ngồi dạng hai chân bám vào một thân cây để nghỉ và gục đầu vào thân cây để ngủ. Ngồi trên sườn núi, tôi nghe tiếng lội bì bõm của VC đang di tìm dọc theo suối , chúng vừa đi vừa nói chuyện nhưng nghe không rõ.
Nguyên ngày hôm sau di chuyển tương đối yên tĩnh, có lẽ đã ra khỏi “ổ kiến lửa”. Chúng tôi coi như mất điểm dứng vì di chuyển suốt đêm qua đâu có theo phương giác nào đâu; cứ chạy mệt thì ngối nghỉ, rồi lại di chuyển tiếip tục, cứ thế mà chạy trong đêm đen, đâu có ước lượng gì được quãng cách. Quãng gần trưa thì báo cáo được tình trạng hiện tại của toán và xin phi cơ chấm điểm đứng cho toán. Trong lúc đang liên lạc truyền tin thì nghe có tiếng động, chúng tôi vội bố trí hướng về phía đó. Tôi nằm quay đầu ngược hướng với người toán trưởng,là Ch/úy Minh tục gọi là Minh Lai; tôi quay đầu ra sau để nhìn xem tình hình như thề nào thì thấy Minh Lai ngồi bật dậy và nổ súng về hướng trước mặt hắn rồi quay người phóng vọt qua người tôi và chạy về hướng tay phải. Tôi cũng bật dậy và chạy về hướng trước mặt, Ch/Uy Tiếng và vài toán viên nữa chạy theo tôi, trong đó có người Hiệu thính viên. Chạy được quãng 10 thước tất cả chúng tôi dừng lại; tôi thì thào hỏi Ch/Uy Tiếng :” Mày tính sao ? “, “ Mày là toán phó thì tùy mày quyết điinh” Tiếng trả lời. Tôi cầm máy cấp cứu PRC.9 , lúc đó đang hoạt dộng, gọi cho Minh Lai nhưng không thấy trả lòi, thế là tôi quyết định cho tất cả những người còn lại tiếp tục di chuyển.
Tôi xin mở ngoặc để giải thích tại sao tôi là Toán Phó cho Ch/Uy Minh :
Ngày tôi là Toán Trưởng toán Sơn Lôi, trong chuyến hành quân đầu tiên, toán tôi được thả xuống mục tiêu quãng 5 giờ chiều. Người HSQ toán phó góp ý :” Ông báo cáo là mình xuống bãi bị đụng để được bốc về ngay đi. Xâm nhập trễ như vầy rất là nguy hiểm “. Thế là tôi làm theo. Sau đó toán được yểm trợ để dược triệt xuất.
Theo kinh nghiệm của những người đi nhảy toán lâu năm, thì xâm nhập vào giờ trễ như thế rất nguy hiểm cho Toán vì trời sắp tối Trong thời gian đầu vừa nhảy xuống, chúng tôi chưa nắm được tình hình khu vực như thế nào, nếu trong lúc di chuyển mà bị địch theo dõi hoặc chạm địch thì khó có được sứ yểm trợ tiếp cận và các phương tiện KQ không thể triệt xuất cấp tốc. Thông thường nếu vì bất cứ lý do gì mà cuộc đổ quân thực hiện ở thời điểm muộn như thế thì cuộc xâm nhập dược hoãn qua ngày hôm sau. Hôm đó không hiểu sao nguyên tắc này không được tôn trọng trong khi tôi là lính mới nên không biết điều này. Sau vụ này, Thiếu Tá CHT cho là tôi bị thuộc cấp mener nên đưa tôi qua làm Toán Phó cho Minh Lai và nhảy chuyên đầu tiên là bị như trên. Riêng Ch/Úy Tiếng thì là Si Quan mới được thuyên chuyển về Kontum từ CĐ3XK ở Ban Mê Thuột. lý do là “ chống Mỹ cứu nước “ sao đó ở đơn vị cũ và cũng sẵn chuyến hành quân này nên CHT cho đi theo với tính cách Quan Sát viên, do đó lần hành quân này, Toán có tới 3 Si Quan.
Trong lúc di chuyển, tôi báo cáo dược tình trạng hiện tại của Toán : một Toán viên được ghi nhận là chết và Toán Trưởng mất tích và xin triệt xuất khẩn cấp. Toán được bốc về trong ngày. Khi tái thuyết trình về chuyến hành quân vừa qua, tôi và Tiếng tường thuật các chi tiết diễn tiến; đơn vị cho phi cơ bay lên vùng để tìm kiếm xem có dấu vết gì của người bị mất tích không vì cũng có thể phải lẩn trốn đâu đó nên chưa có dịp ra liên lạc với phi cơ đang bay tìm. Nhưng sau ba ngày, tôi và Tiếng dẫn một toán khác nhảy trở lại mục tiêu cũ để tìm kiếm và lấy xác nếu có thể.. Nhưng sau một ngày lặn lội, chứng tôi không thấy gì cả, chỉ thấy những dấu vết trên thân cây bị đạn do cuộc giao tranh vừa rồi mà thôi. Trong lúc toán nằm tại bãi đáp để chờ trực thăng đến triêt xuất , Tộan lại bị theo dõi và chạm súng ; nhưng nhờ các phương tiện đều đang chuẩn bị nên khu trục có thể yểm trơ ngay và lần này Toán Trưởng của Toán chúng tôi đi cùng bị một mảnh bom chém ngay bắp vế, Kết quả cuối cùng là một chết mà không mang xác về được và một Sĩ Quan Toán Trưởng mất tích.
Lôi Hổ chết không người xây mộ,
Lá vàng rơi phủ lấy xác thân
Hai câu thơ trên đã nói lên trọn vẹn thân phận của người lính Biệt Kích khi tử trận. Đó là điều không thể tránh được vì với công tác của chúng tôi, thân ai nấy lo có nghĩa là tự mình phải mang tất cả những gì mình cần dùng khi đi hành quân, đâu có ai mang hộ cho mình; do đó làm sao mà khiêng thêm một người bị thương nặng đến độ không di chuyển được, nhất là với địa thế núi rừng Trường Sơn và trong lòng căn cứ địch.
Chuyến hành quân thứ hai với quân số 6 người. Vào ngày thứ nhì, trong lúc đang dừng quân nghỉ mệt, người Toán Phó bào cho tôi biết có địch theo dõi; tất cả trong tư thế sẵn sàng. Bỗng một loạt súng nổ rền, tôi chồm lên nổ về phía nghi ngờ. rồi dzọt. Người Trung Sĩ Toán phó, tên là Bảo, báo tôi biết là bị thương. Tôi quay lại coi thì thấy anh ta bị thương nơi mông, tôi hỏi có chạy được không thì anh ta trả lời là dược; thế là chúng tôi rút lui. Khi gom góp toán lại thì thấy một người vắng mặt, coi như tổng kết là một bị thương, một mất tích Chúng tôi tiếp tục rút lui trong cơn mưa tầm tả. Mưa rừng Trường Sơn dai dẳng, cứ rả rích mưa hoài, xung quanh được bao phủ một màn sương trắng đục, không khí lạnh phủ kín thung lũng một màn tráng xóa không còn nhìn thấy được gì cả.; Chúng tôi cứ thế` lần dò từng bước trơn trợt xuống triền dốc, lá vàng rơi rụng đã từ bao nhiêu đời phủ dày mặt dất. bị bước chân trơn làm lộ từng mãng lớn. Tôi bảo toán viên gài mìn M.14 dưới những mãng trơn trợt đó và tiếp tục di chuyển. Trung Sĩ Bảo cứ cà nhắc di chuyển theo toán; phần bị thương, phần ướt đẫm nước múa nên trông cứ tái xám. Ở nhà đã biết tình trạng chúng tôi nhưng vì thời tiết quá xấu, mây mù và mưa, nên không thể đưa phương tiện vào triệt xuất chúng tôi được. Đêm đến, tôi cuộn chung poncho với Trung Sĩ Bảo ngõ hầu ấm áp dược cho cả hai phần nào; bao nhiêu thuốc trụ sinh mang theo tôi đều xài cho Bảo. Nằm trên poncho mà cũng như không vì nước cứ lấp xấp vì mặt đất đều bị sũng nước mưa. Tôi trùm lại để dốt điếu thuốc hầu sưởi ấm cho Bảo.phần nào.
Trọn sáng ngày hôm sau vẫn tiếp tục di chuyển; trơìụ tương đối sáng sủa nhưng vẫn chưa tìm được bãi đáp. Chúng tôi hy vọng sẽ được triệt xuất trong ngày hôm nay vì thời tiết có vẻ sáng sủa, trời quang mây tạnh. Đang ngồi nghỉ mêt ở một triền núi , tôi bỗng nghe 2 tiếng nổ âm vang giữa núi rừng, cách nhau quãng vài ba giây, sau đó là một loạt súng AK. Thoạt đầu tôi nghĩ là địch pháo kích, nhưng người toán viên nói” Mìn Ch/Úy, mìn Ch/Úy”, tôi mới nhớ ra là mìn M.14 mình cho chôn hôm qua.. Thế là cả toán chạy tiếp vì biết là địch đang theo dấu vết của chúng tôi. Chắc là có vài tên VC đang mò mẫm theo dấu vết do chúng tôi để lại rồi đạp phải trái mìn chống người M.14, kế đó ngã đè lên trái thứ hai nổ tiếp, rồi mấy tên đi cùng hốt hoảng nổ súng.
Mãi đến chiều hôm đớ phương tiện mới vào bốc chúng tôi ra, trong lúc đang làm việc với chúng tôi, phi cơ O.2 cũng thấy kiếng chiếu lên của người đang bị thất lạc và sau đó bốc luôn.Trung sĩ Bảo được chữa tri và sau đó chân đi hơi khập khiễng vì vết thương ở mông. Tôi hỏi người toán viên bị thất lạc về những gì đã xảy ra thì anh ta kể :” Sau khi nghe nổ súng thì anh ta dzọt thẳng, sau đó nhìn lsị thì không thấy ai chạy theo nên anh ta kiếm chỗ trốn, chờ máy bay lên thì ra chiếu kiếng.
Trong hoạt đông cấp Toán của chúng tôi, đi hành quân càng ít người càng nhiều thuận lợi: trực thăng chỉ đáp xuống LZ một lần và vì chở nhẹ nên đáp nhanh và dễ, Toán di chuyển ít gây tiếng động, tập trung gọn gàng, chui rúc dễ dàng và cùng nhau chạy cũng gọn; buổi tối kiếm chỗ ngủ cũng dễ vì có ít người nên lùm bụi nhỏ nào cũng chui vào đươc cả....Cũng vì ít người, từ 4 đến 6 người, nên nếu chẳng may cò người bị thương nặng là coi như gởi xác lại trong rừng. Tính theo tỉ lệ thì binh chủng chúng tôi có tỉ lệ tử trân thấp nhất vì nhiệm vụ của chúng tôi là thám sát , theo dõi chứ đâu phải là nghênh chiến; lúc nào cũng chỉ lẫn tránh, rinh mò...bất đắc dĩ mới tao ngộ chiến. Mà khi tao ngộ, chúng tôi thường là người nổ súng trước rồi chạy vì trong rừng rậm, dù cho địch theo dõi cũng chỉ lần theo dấu vết hay theo hướng có tiếng động chứ khó mà trông thấy nhau. Trường hợp chúng tôi dừng chân ngồi nghỉ, địch đang đi theo, lò dò dẫn xác vào thì chỉ có ăn đạn thôi. Những chỗ địch thường đóng quân là ở những nơi gần suối hay vùng đất phẳng, đồng bằng để tiện sinh hoạt và trồng trọt, còn chúng tôi di chuyển thì thường là trên triền núi nên co thể chỉ nghe tiếng động do sinh hoạt gây nên chứ khó mà gặp mặt.
Thông thường là như thế, nhưng nếu Toán được thả ngay “ổ kiến lửa” thì thôi, không còn gì để noíù nữa vì có còn sống đậu để mà nói.
@ @ @
- Hello ! Xin lỗi có phải anh Nguyễn hữu Tho không ạ ?
- Dạ vâng, tôi đây ! Xin lỗi tôi đươc tiếp chuyện vơiù ai ?
- À ! Anh có quen ai tên là Trương thành Đao không ?
- Dạ biết chứ ! Trương thành Đạo trước ở B.15 mà !
- Thưa đúng vậy ! Tôi là vợ anh Đạo.
- Ồ ! Cô H. đó phải không ?
Thật là bất ngờ ngoàI cả dự định. Từ năm 1982, sau khi tôi ra khỏi trại cải tạo đến nay tôi mới lại liên lạc dược với cô H. Hai mươi hai năm rồi chứ ít gì !!
Tôi còn nhớ năm đó, khi vừa ra tù, tình cờ tôi gặp một người bạn cùng đơn vị , đang chạy xe ba bánh. Nó hỏi tôi còn nhớ cô H vợ thằng Đạo không và cho tôi biết tin tức và địa chỉ. Tôi liền đến thăm thì được cho biết tin là bạn tôi đã chết trên đuong vượt biên cùng với vợ con. Trên chuyến ghe chạy ra cửa biển để lên tàu lớn, ghe bị du kích chận bắt và nổ súng. trên ghe không ai bị đạn, chỉ có thằng bạn tôi lãnh một viên và chết tốt. Theo lời kể, nó cũng ra tù cùng một thời điểm với tôi, nghĩa là cũng đã gỡ 6.1/2 cúốn lịch.nhưng ở khác trại. Vài tháng sau có chuyến đi mà gia dình đã chuẩn bị từ trước nên đem nó theo. Bẵng đi từ đó, tôi không còn biết tin tức gì nữa về cô H và hai cháu.
Trương thành Đạo là một trong những Sĩ Quan vễ Sở Liên Lạc sau khi ra trường Bộ Binh TĐ; nhưng nó thì về Ban Mê Thuột, còn tôi thì về Kontum. Vài tháng sau nó cũng chuyển về Kontum chung đơn vị với tôi là B.15.
Chiến Doàn 2 Xung Kích lúc đó thành lập 10 toán Việt Nam , tên các toán có chữ thứ hai là LÔI, chỉ khác nhau chữ đầu : Phong Lôi, Hỏa Lôi, Kim Lôi...... Toán của Đạo là Thiên Lôi. Toán này có cái đặc biệt là sử dụng toán viên là cán binh Việt Cộng chiêu hồi, được tuyển dụng từ Trung Tâm Chiêu Hồi Thị Nghè. Theo tôi nhớ, toán này gồm 3,4 cán binh MTGPMN và 1 Bộ đội CSBV. Với những người miền Nam, họ nói chuyện cởi mở trong khi chuyện trò, còn người Cán binh miền Bắc thì có vẻ ngổ ngào hơn. Thỉnh thoảng hắn nói to lên những lời thông báo trên loa báo động cho dân chúng biết máy bay Mỹ đang đến oanh tạc. Lúc đó tôi nghe những lời này và có cảm tưởng hơi quái đản vì không hề nghe thấy bao giờ trước đó. Sau 4/75, chắc hẳn các bạn cũng đã nghe trên loa phóng thanh những lời thông báo chua như dấm chứ gì !
Vì toàn là Chiêu hồi nên Đạo chỉ có nhiệm vụ huấn luyện và tổ chức hành quân chứ không nhảy cùng với toán của mình như các toán khác. Các toán viên của toán Thiên Lôi cũng sinh hoạt bình thường như chung tôi trong doanh trại. Tuy nhiên dưới mắt tôi lúc đó thì cũng hơi tò mò vì các thành phần chiêu hồi này. Một vài lần nói chuyện với họ, tôi cũng hỏi thăm về những sinh hoạt của họ trong đơn vị CS trước đây; ngoài ra tôi cũng không chú ý đến công tác của toán này. Tôi chỉ nhớ khi tôi đi bay liên lạc hàng ngày, thì ngày hôm trước tôi thấy toán ở một vị trí, đến hôm sau thì họ đã ở cách chỗ ngày hôm qua hàng vài ba cây số. Và mỗi lần báo cáo, họ báo cáo rất to chứ không thì thào như chúng tôi.Thì ra với kinh nghiệm vượt Trường Sơn để xâm nhập vô miền Nam, họ dã quá biết tình hình hoạt động trong rừng của các đơn vị CS nên khi quan sát những dấu vết còn để lại, họ biết là có hay không có người đang ở quanh đây nên họ không cần dè dặt như chúng tôi. Hơn nữa với tình hình ghi nhận như thế, họ cứ phom phom đi theo đường mòn trên đỉnh núi chứ đâu cần dò dẫm và băng rừng vượt núi theo phương giác như chúng tôi. Thả họ vô rừng như thả hổ về rừng, họ mặc sức tung hoành mà không cần huấn luyện kỹ càng như chúng` tôi đã được huấn luyện trước đây. Và cũng chính vì thế mà người toán trưởng không thể đi hành quân chung với họ. Tin thế nào dược !!!
Thường thường, một mục tiêu có giới hạn trên bản đồ là 6 ô vuông, tức là một khu vực 36 cây số vuông. Khi nhận lệnh hành quân và nghiên cứu tình hình, nhiệm vụ, cũng chỉ trong giới hạn đó mà thôi. Thiết kế lộ trình di chuyển trong thời gian hành quân 7 ngày , chúng tôi di chuyển quanh quẩn khoảng vài cây số từ bãi đáp nhảy xuống cho đến bãi đáp triệt xuất. Bao nhiêu đó cũng đã quá mệt cho chúng tôi vì phải di chuyển vượt từ sườn núi này qua sườn núi khác, rồi băng rừng vượt suối. Có những khu vực rừng già thì di chuyển tương đối dễ, chỉ bị trơn trợt vào mùa mưa vì lá rụng dày dặt, chồng chất có lẽ từ thuở khai thiên lập địa cho đến ngày chúng tôi đặt chân đến. Còn gặp phải rừng tre thì chỉ có nước khóc ròng vì tre giăng chằng chịt, rồi gai góc, muỗi, vắt; dây leo, chúng tôi phải lần dò từng bước...làm sao mà di chuyển cho nhanh được ! Có nhừng loại gai rất là quái ác: nhìn nó to, cong như sừng trâu, mũi rất nhọn, quái ác là nó mọc ngược nên luôn luôn chực móc vào mọi vật khi tiến tới. Bị nó móc là phải dừng lại ngay vì nó giữ chặt không sao bước tới được, rồi mới từ từ gỡ ra đi tiếp; nếu lỡ trớn bước tới là áo quần bị rách ngay. Với các toán thì mục tiêu giới hạn là như thế; nhưng với toán Thiên Lôi thì không giới hạn vì như đã trình bày ở trên, giới hạn thế nào được khi thả họ xuống một nơi mà không có người đang sinh hoạt do đó họ đâu cần lần dò từng bước như chúng tôi. Quân phục và vũ khí của họ cũng dược trang bị như của cán binh xâm nhập nên họ không ngại ngần khi tao ngộ chiến. Chắc hẳn cũng sẽ hỏi thăm nhau : “đồng chí thế này, thế kia ...” rồi dường ai nấy đi chứ không cần nổ ngay như trường hợp chúng tôi gặp tao ngộ chiến. Đó cũng là một lợi thế trong loại công tác của chúng tôi mà không phải dễ dàng gì được huấn luyện hoặc giả dạng được vì cỏn tùy thuộc vào giong nói, vóc dáng, những am tường về tình hình hoạt động của CS trong đường dây xâm nhập v.v...Măt mũi như tôi, đen đũi, để bộ râu mép rậm rạp và không có nét “răng hô mã tấu” thì làm sao mà tin được tôi là cán bộ CS đang trên đường xâm nhập !
Về sau này, tôi cũng không còn nhớ vì lý do gì và kễ từ lúc nào toán Thiên Lôi không còn hoạt động nữa và Trương thành Đạo đã đảm trách một công việc khác của đơn vị, hình như là về Không Ảnh.
Cô H. đã nói với tôi là tình cờ đọc được bài viết trên báo Lý Tưởng viết về B.15 với tên ký là Lôi Hổ Nguyễn hữu Tho thì không còn nghi ngờ gì nữa nên đã gọi phone cho tôi theo như số phone tôi ghi trong bài. Và cũng từ đó tôi bắt liên lạc được với một người quen đã bặt tin từ 22 năm nay.ỉ Sau chuyến vượt biên thất bại, hậu quả là góa bụa, vài tháng sau có chuyến đi nữa, cô H. và hai con đi tiếp và thoát đến bến bờ tự do.Tự do mà cô đã phải trả bằng một giá quá đắt
Cũng qua bài viết “ Xá gì SA.7 !!!” đăng trên Lý Tưởng số phát hành tháng 3/04, tôi cũng liên lạc được với BS Bùi trọng Căn, Trưởng Ty Y Tế Pleiku qua sự giới thiệu cùa BS Nguyễn gia Tiến, Bác Sĩ Không Quân, hiện đang ở Thụy Sĩ Rồi từ Bác Sĩ Căn, tôi liên lạc được với những người bạn bặt tin từ 40 năm nay. Và vui nhất là cũng nhờ BS Căn, tôi liên lạc được với Trung Úy Lê nghĩa Dũng, Quân Vận Khu Pleiku là em của Bác Sĩ Lê thiện Ý LLĐB/QK2., hiện đang ở Canada. Ngoài ra còn có anh Bun, PĐ229 cũng gọi phone cho tôi để chuyện trò về những lần thả toán trước đây
Năm 1999, trong lần về Cali để thăm Thủ Đô Tị nạn, tôi được dịp gặp gỡ những bản bè cùng Binh chủng hoặc cùng đơn vị xưa kia. Ngoài hàn huyên và nhắc lại chuyện xưa tích cũ, có một chị vợ người bạn là dân Kontum, cho biết là vừa về VN và ra Kontum thăm gia đình, theo lời chị ấy thì doanh trại của B.15 trước đây, giờ không còn một dấu tích gì . Và cũng theo lời cô H. thì trong một chuyến về VN, theo ông anh lên Pleiku công tác, có ghé lên Kontum, cô không còn tìm được một dấu vết gì ngày trước. Mọi hình ảnh của B15 và phố phường của Kontum không còn lưu lại một tí dấu tích gì của gần 30 năm về trước. Tất cả đã đổi thay ! Nếu có hỏi lớp người ở lứa tuổi 30, 35 hiện tại về B15, ai cũng lắc đầu không biết nó là cái quái gì.
Tất cả giờ đây chỉ còn là ký ức và rồi cũng sẽ phôi pha cùng thời gian. Lớp lính tráng Lôi Hổ năm xưa , đã một thời ngang dọc, tung hoành trong núi rừng Trường Sơn, đã một thời quậy phá thị xã Kontum cũng dần dần già nua tàn lụi theo năm tháng. Người ra đi mang kiếp lưu vong, không quê hương,; kẻ ở lại ngậm dắng nuốt cay trong muôn vàn khổ cưc; vất vưởng trong xã hội mà kẻ thắng trận đang tàn phá đất nước và rồi sẽ xuôi tay nhắm mắt , ôm theo nỗi tiếc nuối của một thơi dọc ngang.
Tháng 4 Đen, 2004
Lôi Hổ Nguyễn hữu Thọ
CĐ2XK/SLL/NKT/TTM
B15 - Kontum
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment